Có thể nói, phong cách lãnh đạo là vũ khí giúp các nhà quản trị xây dựng tầm ảnh hưởng của mình đối với đội ngũ nhân viên. Phong cách này cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển văn hóa công ty, doanh nghiệp. Tuy nhiên, để hiểu rõ được phong cách lãnh đạo là gì và tầm quan trọng của nó trong doanh nghiệp thì không phải ai cũng có thể hiểu được. Chính bởi vậy, qua những thông tin chúng tôi đã thu thập chúng tôi xin phép được chia sẻ chi tiết về vấn đề này cho bạn đọc được biết.
Mỗi nhà quản trị sẽ có một phong cách lãnh đạo riêng biệt. Dựa vào phong cách, nhân viên có thể nhận định được giá trị, thái độ, kỹ năng làm việc và kiến thức của họ. Do đó, định hình phong cách đối với nhà lãnh đạo rất quan trọng khi xây dựng sự nghiệp. Dưới đây là những phong cách lãnh đạo phổ biến và cách để các nhà lãnh đạo trẻ phát triển phong cách của riêng mình.
Thư mục
Phong cách lãnh đạo là gì?
Phong cách lãnh đạo là tập hợp các hành vi, cách tiếp cận được các nhà lãnh đạo áp dụng khi hướng dẫn, chỉ đạo. Nói cách khác đây là những hoạt động, tư duy có ảnh hưởng đến một nhóm người để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
Hiểu rõ về Phong cách lãnh đạo là gì?
Phong cách lãnh đạo thể hiện cách tiếp cận của nhà lãnh đạo với một kế hoạch, chiến lược để hoàn thành mục tiêu đã đặt ra. Dưới góc nhìn của nhân viên, phong cách lãnh đạo được thể hiện qua hành động rõ ràng hoặc có ngụ ý từ lãnh đạo của họ.
Mỗi nhà lãnh đạo sẽ có phong cách lãnh đạo riêng biệt. Tuy nhiên, có thể kết hợp nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau phù hợp với hoàn cảnh để giải quyết các tình huống kinh doanh khác nhau.
>>> Xem thêm: Hiểu về phong cách quản lý đỉnh cao
Tầm quan trọng của phong cách lãnh đạo trong doanh nghiệp
Phong cách lãnh đạo của các nhà quản trị là sự kết hợp giữa tích cách, kinh nghiệm sống, trí tuệ, cảm xúc và suy nghĩ của họ. Do đó, lãnh đạo phải phải xây dựng một phong cách phù hợp với từng tổ chức, hiệu quả trong từng tình huống.
Phong cách lãnh đạo giúp các nhà quản trị có thể nắm quyền sở hữu, kiểm soát, chịu trách nhiệm về quy mô, phạm vi của các nhiệm vụ cần thực hiện. Một phong cách phù hợp cũng sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển tốt nhất. Nhân sự trong công ty có thể dựa vào điều này để hoàn thiện về tư duy, kỹ năng, trình độ, phẩm chất, năng lực.
Vai trò của phong cách lãnh đạo là gì tại doanh nghiệp
Ngược lại, nếu nhà lãnh đạo hoạt động với phong cách không phù hợp, họ sẽ kìm hãm sự phát triển của tổ chức. Các thành viên trong công ty có có thể mất đoàn kết, thiếu tôn trọng lẫn nhau, không có sự hợp tác, hỗ trợ trong công việc. Kéo theo đó, hiệu quả công việc ngày càng đi xuống.
6 loại phong cách lãnh đạo nhân viên phổ biến
Mỗi nhà quản trị sẽ xây dựng một phong cách lãnh đạo cho riêng mình. Nhưng nhìn chung, có 6 loại phong cách phổ biến sau đây:
Lãnh đạo theo tầm nhìn
Phương thức lãnh đạo theo tầm nhìn giúp nhà quản trị chia sẻ mục tiêu cuối cùng mà họ mong muốn với đội nhóm trong công ty. Dựa vào đó, nhân viên tự do tính toán, thử nghiệm các giải pháp để đạt đến mục tiêu. Những người có phong cách này thường yêu thích những điều mới mẻ, tư duy hướng đến tương lai và thường có mục tiêu cao.
Lãnh đạo theo phong cách huấn luyện
Phong cách lãnh đạo này tập trung vào từng cá nhân trong đội nhóm, xác định và nuôi dưỡng điểm mạnh của mỗi người. Đồng thời, phong cách này thúc đẩy sự hợp tác, giúp các thành viên học hỏi, xây dựng mối quan hệ bền chặt.
Những nhà quản trị áp dụng phong cách này thường có kỹ năng giao tiếp tốt. Họ đóng vai trò như một huấn luyện viên, giúp đỡ nhân viên phát triển kỹ năng, năng lực, thúc đẩy động lực làm việc của họ. Nhờ đó, nhân viên có sự gắn bó chặt chẽ trong môi trường làm việc. Nhân viên được khuyến khích thể hiện năng lực của bản thân, cải thiện hiệu suất công việc.
Tuy nhiên, phong cách làm việc này đòi hỏi nhà quản trị có sự đầu tư vào từng thành viên trong nhóm. Việc này mất nhiều thời gian khi bắt đầu công việc. Ngoài ra, cách này có thể không phù hợp với những môi trường làm việc đặt mục tiêu ngắn hạn hay làm việc linh hoạt.
Phân loại phong cách lãnh đạo là gì? Nên lựa chọn phong cách nào để lãnh đạo
Lãnh đạo theo phong cách liên kết
Phong cách lãnh đạo này tập trung vào một nhóm người với mong muốn cả đội đều hoạt động hiệu quả. Họ thường giúp mỗi cá nhân cảm nhận được vai trò, quan trọng của mình trong tổng thể tổ chức. Biểu hiện thường gặp ở các nhà quản trị theo phong cách này là họ thường tuyên dương cả nhóm đi kèm khẩu hiệu “con người và đội nhóm là trên hết”.
Lãnh đạo phong cách dân chủ
Nhà quản trị lãnh đạo theo phong cách này thường cố gắng giữ hòa khí, sự đồng thuận trong một nhóm. Khi quyết định một vấn đề, họ thường hỏi ý kiến từ các thành viên trong đội. Từ đó có thể lấy được sự nhất trí từ mọi thành viên cũng như tận dụng những kiến thức hiểu biết của nhân viên.
Nhân viên được tự do nêu ý kiến, có quyền tự chủ cao, thể hiện sự sáng tạo của mình. Nhờ đó họ có thể cải thiện năng suất làm việc một cách tốt nhất. Tuy nhiên, phong cách lãnh đạo này thường tốn nhiều thời gian nên nhà quản trị cần có phương pháp triển khai phù hợp để không gây sự mất ổn định trong đội nhóm. Phong cách này cũng không phù hợp với môi trường làm việc cần đưa ra các quyết định nhanh chóng.
Lãnh đạo tạo tốc độ
Những nhà quản trị có mục tiêu cao thường ưa chuộng phong cách lãnh đạo này. Họ đặt mục tiêu cao cho nhân viên của mình và mục tiêu cho bản thân mình cũng vô cùng hà khắc. Họ coi bản thân là một tấm gương nên luôn cố gắng hết mình để đạt được thành tích và mong muốn người khác cũng thế.
Lãnh đạo phong cách độc đoán
Phong cách lãnh đạo này thường là ra lệnh từ trên xuống dưới. Lời nói và hành động của họ thường mang hàm ý “làm như lệnh của tôi đi”. Họ thường lại những tác động không mấy tích cực đến không khí chung, đòi hỏi sự tuân thủ ngay tức khắc.
Những nhà quản trị theo phong cách lãnh đạo này thường có phong thái tự tin, đáng tin cậy, năng động. Họ có khả năng quyết đoán mọi việc mà không cần tham khảo ý kiến người khác. Do đó, đây là phong cách hiệu quả với những tình huống khẩn cấp, cần đưa ra quyết định nhanh chóng.
Tuy nhiên, trong một số tình huống, phong cách này khiến các thành viên trong nhóm cảm thấy không được trọng dụng, không được đánh giá cao. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần, thành công của tập thể. Ngoài ra, nhà quản trị độc đáo thường không khuyến khích sự tham gia, ý kiến của người khác. Từ đó dẫn đến sự thiếu động lực, mất khả năng sáng tạo của nhân viên.
Một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo
Không phải ngay khi bắt đầu, nhà quản trị đã hình thành phong cách lãnh đạo của riêng mình. Phong cách của họ thường hình thành theo thời gian, tình huống và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác. Vậy những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung sau:
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo
Lịch sử phát triển của tổ chức
Một phong cách lãnh đạo phù hợp phải dựa trên lịch sử phát triển của doanh nghiệp, tổ chức. Bởi để có được kết quả như hôm nay, những người đi trước đã có phong cách lãnh đạo tốt. Điều này cần được kế thừa, phát huy trong hiện tại cũng như cải thiện để quản lý một cách tốt nhất.
Tâm lý của nhà lãnh đạo
Tâm lý cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến phong cách của nhà lãnh đạo. Nếu họ là người hướng ngoại, có tính cách quyết đoán, họ thường làm việc theo cách tương tác trực tiếp với nhân viên.
Trong khi đó, nhà lãnh đạo có tâm lý hướng nội họ thường dẫn dắt thông qua việc giao tiếp bằng văn bản. Họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn nếu làm việc và định hướng cho từng cá nhân trong tổ chức.
Tầm nhìn và năng lực của lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo có thể chịu ảnh hưởng từ tầm nhìn, năng lực của họ. Những người có năng lượng sâu rộng, chuyên môn giỏi thường có xu hướng lãnh đạo theo cách độc đoán, mong muốn nhân viên làm theo ý mình. Ngược lại những nhà lãnh đạo có chuyên môn vừa phải cùng tính cách ôn hòa thường có xu hướng lãnh đạo dân chủ, thường xuyên lắng nghe ý kiến từ nhân viên của mình.
Ngoài ra, tầm nhìn của nhà quản trị cũng ảnh hưởng đến phong cách của họ. Tầm nhìn ngắn hạn thường khiến nhà lãnh đạo có xu hướng lãnh đạo theo các quy tắc cụ thể để tránh sai lầm. Những người quản trị có tầm nhìn rộng, giàu kinh nghiệm thường áp dụng linh hoạt các phong cách để phù hợp với tình huống cụ thể.
Cách phát triển phong cách lãnh đạo ở các nhà lãnh đạo trẻ
Không phải công ty nào cũng có những nhà lãnh đạo giàu kinh nghiệm với nhiều năm hoạt động. Chính vì thế, bên cạnh việc hiểu được những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo là gì thì việc xây dựng xác định phong cách ở những nhà lãnh đạo trẻ cũng rất quan trọng. Những nhà quản trị trẻ tuổi có thể tham khảo một số cách sau để phát triển phong cách lãnh đạo cho riêng mình:
Xây dựng sự tự tin cho bản thân
Nhiều nhà lãnh đạo trẻ thường khó duy trì được uy quyền của mình trong một tổ chức, nhất là khi họ có thể trẻ hơn chính những người mà họ phụ trách. Do đó, xây dựng quyền quản lý bằng cách thúc đẩy sự tự tin cho họ là điều tốt nhất. Những lời ủng hộ tích cực, những công việc thể hiện được kiến thức, kỹ năng sẽ chứng minh được năng lực, quyền quản lý của các nhà lãnh đạo trẻ.
Tham gia các khóa đào tạo nhà lãnh đạo
Những chương trình này sẽ đem lại nhiều kỹ năng cho nhà lãnh đạo trẻ. Họ có thể gặp gỡ, làm việc cùng các đồng nghiệp từ đó thấu hiểu và kết nối với nhân viên của mình trong quá trình làm việc. Hoặc đơn giản hơn, những chương trình này có thể giúp họ học cách xưng hô với nhân viên, cách biểu đạt bằng ngôn ngữ cơ thể,…
Nhập vai tại nơi làm việc
Trong những khóa đào tạo nhà lãnh đạo, nhà quản trị trẻ có thể tham gia nhập vai để thực hành những kỹ năng quản lý của họ. Bởi họ sẽ không thể nắm được tất cả các tình huống có thể xảy ra trong quá trình lãnh đạo tại nơi làm việc của mình.
Ngoài ra, khi nhập vai, nhà lãnh đạo trẻ có thể nhận được nhiều lời khuyên, góp ý khác. Cụ thể như: đánh giá về cách xử lý tình huống, góp ý về ngôn ngữ cơ thể, giọng điệu. Nhờ đó các nhà quản trị sẽ cải thiện sự tự tin, mạnh mẽ khi lãnh đạo tổ chức, công ty mà không khiến nhân viên của mình cảm thấy khó chịu, bất mãn.
Tăng cường trách nhiệm cho nhà lãnh đạo trẻ
Ngoài những trách nhiệm cơ bản của một nhà lãnh đạo, nhà quản trị có thể bổ sung các trách nhiệm khác cho nhà lãnh đạo trẻ. Tuy nhiên, các trách nhiệm này được bổ sung sau khi đã xem xét về cách xử lý tình huống của họ để thêm vào một cách phù hợp. Điều này sẽ giúp nhà lãnh đạo trẻ có nhiều cơ hội trải nghiệm hơn, tăng cường kinh nghiệm quản lý.
Lắng nghe ý kiến từ những nhân viên khác
Lắng nghe ý kiến từ những nhân viên cấp dưới về phong cách lãnh đạo của mình là một cách tốt để tự phát triển khả năng của bản thân. Dựa vào đó các nhà lãnh đạo có thể trau dồi, cải thiện kỹ năng của mình một cách tốt nhất cũng như đáp ứng được phần nào mong muốn từ nhân viên dưới quyền.
Tham khảo những người có kinh nghiệm
Tham khảo từ một nhà lãnh đạo có kinh nghiệm quản lý đội nhóm giúp nhà quản trị trẻ tuổi học hỏi được những điều cần làm. Họ có thể quan sát, đặt câu hỏi và tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Xin những lời khuyên, hướng dẫn từ cố vấn cũng giúp nhà lãnh đạo trẻ xử lý tình huống hiệu quả, chính xác hơn. Đây cũng là một cách giúp nhà lãnh đạo trẻ có được sự tôn trọng trong mắt nhân viên khác.
Xác định tiềm năng và phẩm chất của nhà lãnh đạo trẻ
Nhà lãnh đạo trẻ phải là một người có khả năng dẫn dắt một nhóm, đưa công ty lên tầm cao mới. Họ phải có đầy đủ kỹ năng về chuyên môn, năng lực, sự tự tin, kinh nghiệm. Do đó, để có thể trở thành một nhà lãnh đạo trẻ, họ cần phát huy toàn bộ tiềm năng của mình trong nơi làm việc.
Bài viết trên đã giúp mọi người có thể hiểu rõ được phong cách lãnh đạo là gì và những thông tin liên quan đến nó. Dù quản lý một tổ chức lớn hay một nhóm nhỏ, phong cách lãnh đạo cũng ảnh hưởng đến cách nhìn nhận nhà lãnh đạo. Phong cách của mỗi nhà quản trị cũng sẽ quyết định hiệu suất công việc, thái độ làm việc của từng nhân viên để đạt được mục tiêu đã đề ra của công ty.
Không có phong cách lãnh đạo nào là hoàn hảo về mọi mặt. Mỗi phong cách đều có ưu, nhược điểm đi kèm với từng tình huống, hoàn cảnh riêng biệt. Do đó, thay vì chỉ đi theo một phong cách duy nhất, những nhà quản trị có thể kết hợp nhiều phong cách khác nhau để xây dựng cách quản lý phù hợp. Hy vọng rằng việc hiểu rõ phong cách lãnh đạo là gì sẽ giúp các nhà lãnh đạo lựa chọn được phong cách cho riêng mình và đưa tổ chức, đội nhóm, công ty phát triển một cách tốt nhất.