Kết Nối Với Chúng Tôi No Alt No Alt No Alt No Alt

Operation Manager là gì? Vai trò và nhiệm vụ của Operation Manager

Hầu hết chúng ta đều thấy xa lạ khi nghe đến nghề Operation Manager (quản lý điều hành), hoặc không rõ Operation manager là gì trong doanh nghiệp. Ít ai biết rằng, nghề này được đánh giá là một trong những vị trí nhân tài mà doanh nghiệp nào cũng săn đón nhiệt tình kèm theo các chế độ đãi ngộ vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên, không phải người nào cũng có đủ trình độ và tố chất để đặt mình vào vị trí này. 

Cũng đảm nhận vai trò quản lý nhưng công việc này không giống với General Manager hay.  Office Manager. Quản lý điều hành thường chịu trách nhiệm cho các hoạt động tổng thể của công ty. Để biết thêm chi tiết về công việc của Operation Manager cũng như kỹ năng cần có để trở thành quản lý điều hành, mời các bạn theo dõi bài phân tích tổng quát về Operation Manager là gì của MPHR.

Operation Manager là gì?

Một Operation Manager thực thụ đảm nhận các nhiệm vụ nhân sự cấp cao kết hợp giám sát các chính sách của công ty về vận hành các phòng ban. Nếu làm tốt, Operation Manager có thể thăng chức lên vị trí COO – Giám đốc vận hành. Họ vừa phân tích các chiến lược, vừa phải đảm bảo các hoạt động diễn ra trơn tru, an toàn, hiệu quả. Họ còn đại diện cho công ty trước pháp luật và nhiều trường hợp khác. 

Operation Manager là gì?

Vị trí Operation Manager tiếng viết là gì?

HRBP là gì? Phân biệt mô hình HRBP và HR truyền thống?

Vai trò của Operation Manager là gì?

Vai trò của Operation Manager thay đổi tùy theo ngành nghề. Thế nhưng, đặc điểm chung của người quản lý điều hành nằm ở nhiệm vụ giữ cho các hoạt động của doanh nghiệp vận hành trơn, sản sinh ra lợi nhuận và đặt được những chỉ tiêu KPIs đã đề ra, thể hiện rõ ràng nhất qua 4 vai trò dưới đây. 

Kiểm soát thông tin tài chính và ngân sách

Operation Manager phải theo dõi thường xuyên các chi phí của doanh nghiệp, đề xuất phương án tối ưu nếu cần thiết. Người quản lý điều hành cần biết tính toán các nguồn cung cấp chi phí hợp lý nhất để mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp, tham gia vào phân tích tài chính, các phương thức vận hành, sản xuất. 

Quản lý chuỗi cung ứng và hàng tồn kho

Nếu doanh nghiệp có chuỗi cung ứng và hàng tồn kho, Operation Manager sẽ quản lý chúng. Người ở vị trí này phải đảm bảo nguồn cung ứng vận hành ổn định với giá cá tối ưu nhất. Đồng thời, họ cũng phải chịu trách nhiệm giải quyết hàng tồn kho, nghĩ ra phương án làm thế nào để bán được chúng một cách nhanh chóng, hiệu quả, giúp doanh nghiệp thu hồi vốn. 

Vai trò của Operation Manager là gì?

Office manager là gì? Nhiệm vụ của Operation Manager là gì? Operation Manager có trách nhiệm quản lý chuỗi cung ứng logistics

Quản lý nhân sự

Nhân sự cũng nằm trong nhiệm vụ của một Operation Manager, người quản lý giám sát các hoạt động của nhân sự, phối hợp chặt chẽ với HR Manager hoặc làm nhiệm của HR Manager. Người quản lý điều hành nắm rõ mọi nhu cầu nhân sự của từng bộ phận, hỗ trợ phân công đầu việc cho các phòng ban. Hơn thế nữa, họ tham gia trực tiếp vào điều chỉnh quy trình làm việc để tối ưu năng suất lao động cho nhân viên. 

Quản lý các hoạt động của doanh nghiệp

Operation Manager quản lý chung các hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đối với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, người quản lý điều hành chỉ phải chịu trách nhiệm ở những bộ phận nhất định theo chuyên môn. Ví dụ, Operation Manager có nền tảng, kinh nghiệm về Marketing sẽ quản lý bộ phận Marketing cho doanh nghiệp, hoặc người có nền tảng quản lý sản xuất sẽ phụ trách giám sát điều hành các hoạt động về sản xuất. 

Công việc của Operation Manager

Có thể bạn vẫn đang hoang mang chưa rõ công việc của operation manager là gì? Dưới đây là những đầu việc một người quản lý điều hành phải thực hiện và đảm bảo hoàn thiện đúng hạn.

  • Quản trị mảng nhân sự: tuyển dụng, đào tạo nhân viên mới và nhân viên đang làm việc, xử lý các đầu việc liên quan đến nhân sự
  • Lập kế hoạch theo dõi hiệu quả làm việc của nhân viên
  • Xây dựng, đánh giá các kế hoạch chiến lược sản xuất, cung cấp dịch vụ
  • Giải quyết các vấn đề liên quan đến khách hàng
  • Lên phương án chi tiêu, dự đoán ngân sách và các giải pháp khắc phụ về tài chính
  • Quản lý hàng hóa tồn kho, các quy trình mua bán sử dụng sản phẩm
  • Đảm bảo môi trường làm việc lành mạnh

Production Manager là gì? Tố chất để trở thành một Production Manager

Tố chất và kỹ năng cần có của vị trí Operation Manager

Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu ứng viên cho vị trí việc làm operation manager có bằng cử nhân Quản trị hoặc lĩnh vực liên quan như Quản trị kinh doanh hoặc Kế toán. Bằng thạc sĩ hoặc lĩnh vực khác như tài chính có thể giúp bạn trở thành ứng viên cạnh tranh hơn. Kinh nghiệm cho vị trí operation manager thường yêu cầu khoảng từ 8 – 10 năm.

Operation manager giám sát hoạt động hàng ngày của các tổ chức để đảm bảo doanh nghiệp tiến gần hơn tới mục tiêu chung. Vậy tố chất và kỹ năng cần có của Operation Manager là gì? Họ cần có những kỹ năng sau:

Kỹ năng giao tiếp

Nhà quản lý điều hành thường xuyên phải làm việc với quản lý cấp cao lẫn nhân viên cấp dưới. Hơn thế nữa, họ cũng không thể ngó lơ việc xây dựng mối quan hệ với các doanh nghiệp bên ngoài. Do đó, giao tiếp bằng văn bản và lời nói là kỹ năng tối thiểu để chúng ta thành công trong vai trò Operation Manager. 

Khả năng tương tác tốt

Tương tác của người lãnh đạo khác với tương tác của những nhân viên với nhau. Người lãnh đạo cần giữ cho mình thần thái chuyên nghiệp để mọi người nể phục, nhưng đôi khi cần sự gần gũi, thân thiện để khiến nhân viên thoải mái tại nơi làm việc. 

Tố chất và kỹ năng cần có của vị trí Operation Manager

Operation Manager trong khách sạn là gì? Operation Supervisor là gì? Khả năng tương tác tốt có thể tạo môi trường làm việc lý tưởng cho nhân viên

Kỹ năng lãnh đạo

Muốn điều hành, phân công đầu việc, trách nhiệm của từng người sao cho hợp lý thì chúng ta phải cần đến kỹ năng lãnh đạo, giám sát tổng thể và giải quyết mâu thuẫn. Ngoài ra, người quản lý sẽ biết cách làm thế nào để thúc đẩy làm việc nhóm và làm việc cá nhân. 

Kỹ năng lập kế hoạch

Lập kế hoạch là kỹ năng bắt buộc của tất cả Operation Manager. Người làm điều hành sẽ quản lý nhiều mảng khác nhau. Nếu họ không biết cách sắp xếp đầu việc và phân bổ thời gian thì hiệu quả công việc không được đảm bảo đúng tiến độ. Bên cạnh đó, người quản lý điều hành còn phải dự trù các vấn đề phát sinh, đưa ra cách thức loại bỏ rủi ro, điều tiết công việc hợp lý. 

Kỹ năng làm việc nhóm

Teamwork – kỹ năng làm việc nhóm được thể hiện rõ nhất ở Operation Manager bởi họ sẽ kết nối mọi thành viên trong một đội, tất cả các đội trong một bộ phận, và các bộ phận lại với nhau để thúc đẩy công việc tiến hành thuận lợi, mang lại kết quả tốt cho công ty. 

Quản lý tài chính

Muốn ứng tuyển vào vị trí Operation Manager, chúng ta cần nắm vững kiến thức, công cụ quản lý tài chính để đảm bảo rằng công ty kinh doanh có doanh thu, đồng thời dự toán ngân sách và những rủi ro để giải quyết khi khẩn cấp. Những kỹ năng này chúng ta có thể tích lũy theo thời gian hoặc học tập ở những trường lớp đào tạo bài bản. 

C&B là gì? Vai trò và công việc của chuyên viên C&B

Những thách thức khi làm vị trí Operation Manager

Được xem như vị trí quản lý không chỉ có chuyên môn kỹ năng mà còn cần lòng tin từ mọi người, Operation Manager yêu cầu chúng ta phải có định hướng rõ ràng, chấp nhận vượt qua mọi khó khăn gian khổ ít nhất 7-8 năm. Trong quãng thời gian đó, chúng ta sẽ gặp phải một số thử thách nhất định. Vậy những thử thách của vị trí Operation Manager là gì? Cụ thể như sau:

  • Không được tín nhiệm với doanh nghiệp, phải mất thời gian để nỗ lực lao động, chứng tỏ bản thân
  • Tiếp xúc nhiều người, nhiều nhân sự, nhiều phòng ban mà mỗi người một tính nên khó ứng xử để dĩ hòa vi quý, đôi bên cũng vui
  • Công việc yêu cầu khả năng xử lý các nhiệm vụ cùng lúc nên cần có tư duy logic, năng lượn tràn trề và làm việc có hệ thống. 
  • Dễ bị quá tải, áp lực nặng nề vì nhiều công việc chồng chéo. 

Mức lương của Operation Manager

Có thể thấy rằng, Operation Manager đóng vai trò “trái tim” trong tất cả doanh nghiệp, quản lý hầu hết các đầu việc quan trọng đa dạng và phức tạp. Đó cũng là lý do vì sao mức lương của vị trí này không thể không cao. Ở Việt Nam, mức lương trung bình của một Operation Manager rơi vào 25-30 triệu đồng/ tháng đi kèm nhiều phúc lợi. Còn ở nước ngoài, lương của người quản lý điều hành sẽ cao hơn nhưng áp lực công việc cũng nặng nề hơn. 

Một số công việc liên quan đến Operation Manager

  • Logistics Manager (Quản lý vận chuyển, cung ứng): Vị trí này tổ chức mua bán sản phẩm và tìm cách phân phối chúng, đồng thời giám sát  chuỗi cung ứng của doanh nghiệp
  • Financial manager (Quản lý tài chính): Nhà quản lý tài chính có trách nhiệm quản lý tình hình tài chính của một tổ chức. Họ cần soạn các báo cáo, tính toán những hoạt động đầu tư, xây dựng mục tiêu tài chính, phân tích dữ liệu để tư vấn cho các nhà quản lý cấp cao tối ưu hóa lợi nhuận. 
  • Data manager (Quản lý dữ liệu): Quản lý dữ liệu nhận nhiệm vụ giám sát hệ thống dữ liệu từ nhân viên đến các chỉ số kinh doanh, đồng thời bảo lưu và lưu trữ chúng. 

Tuyển dụng nhân sự là gì? Vai trò và quy trình tuyển dụng hiệu quả

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về vị trí Operation Manager là gì. Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn nắm được những kỹ năng, tố chất để trở thành người quản lý điều hành hoàn hảo trong tương lai. Để bắt đầu hành trình đạt tới vị trí nhân sự hấp dẫn này, chúng ta cần phải trau dồi kinh nghiệm từ những công việc khác nhau tài chính, kế toán, kinh doanh, tiếp thị,…

Muốn doanh nghiệp phát triển, chúng ta cần chọn được quản lý điều hành có tâm và có tầm. Nếu bạn đang có nhu cầu tuyển dụng Operation Manager hoặc cần giải đáp các vấn đề về nhân sự, khái niệm Operation Manager là gì, thì hãy để lại thông tin liên lạc trên website hoặc liên hệ trực tiếp vào hotline 024 5678 0166 của MPHR. Chúng tôi sẵn sàng mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng 24/7. 

Thông tin liên hệ:

MPHR – Công ty Cung ứng nhân lực và Dịch vụ tuyển dụng nhân sự hàng đầu Việt Nam

– Trụ sở chính: Tầng 10, tòa nhà Sudico, Đường Mễ Trì, Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

– Chi nhánh T.p Hồ Chí Minh: 36-38A Trần Văn Dư, Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh

– Hotline: 024 5678 0166

– Email: admin@mphr.com.vn

Tags: Operation Manager là gì

Đánh giá 5*, Like, Chia sẻ và Bình luận để động viên chúng tôi !
Đánh giá bài viết:
TƯ VẤN MIỄN PHÍ HOTLINE: 024 5678 0166
02456780166