Kết Nối Với Chúng Tôi No Alt No Alt No Alt No Alt

BSC là gì? Áp dụng BSC trong doanh nghiệp như thế nào?

Trong thời gian gần đây, câu hỏi BSC là gì đang được nhiều người tìm kiếm. Theo đó, nó là viết tắt của Balanced scorecard, thuật ngữ BSC đã không còn xa lạ với tất cả các công ty và doanh nghiệp hiện nay. Nó được các doanh nghiệp dùng làm công cụ quản trị định hướng doanh nghiệp, là phương tiện để công ty triển khai, theo dõi và đo lường kết quả của chiến lược.

Việc quản lí doanh nghiệp là việc vô cùng quan trọng và cấp thiết. Vì vậy BSC (Balanced scorecard)  đã và đang từng bước được các doanh nghiệp đưa vào làm công cụ chính yếu trong quản lý doanh nghiệp. Để đưa BSC vào quản lý doanh nghiệp bạn cần phải hiểu chính xác định nghĩa BSC. Vậy khái niệm BSC là gì? Lợi ích mô hình BSC mang lại ra sao? Quy trình xây dựng thẻ điểm cân bằng như thế nào? Để hiểu sâu hơn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu dưới bài viết này nhé!

BSC là gì? Balanced Scorecard là gì? Thẻ điểm cân bằng là gì?

Vào những năm đầu của thập niên 1990, việc quản lý doanh nghiệp chưa được chú trọng và còn sơ sài, hầu hết chỉ dựa vào ghi nhận của chỉ số tài chính. Từ quá trình nghiên cứu và nhìn nhận những bất cập thực tại về quản lý doanh nghiệp, mà BSC (thẻ điểm cân bằng) ra đời. Cha đẻ của BSC là hai Giáo sư Tiến sĩ Kaplan & Norton của trường Đại học Harvard.

Tiến sĩ Kaplan & Norton đưa ra định nghĩa về BSC (Balanced Scorecard) như sau: BSC là một hệ thống quản trị chiến lược, giúp doanh nghiệp thiết lập, triển khai, theo dõi và đo lường kết quả các mục tiêu đề ra.

BSC là gì? Balanced Scorecard là gì? Thẻ điểm cân bằng là gì?

BSC là gì? Bsc là viết tắt của từ gì? BSC giúp bám sát các yếu tố liên quan đến tài chính doanh nghiệp, xây dựng thẻ điểm cân bằng cho công ty

Bóc tách ý nghĩa và mục đích chính của Balanced Scorecard (BSC) chúng ta biết được rằng: Balanced: Cân bằng, Scorecard: Bảng điểm

Balanced Scorecard được gọi chính xác trong doanh nghiệp là “thẻ điểm cân bằng”. Thẻ điểm cân bằng được dùng để bám sát 3 yếu tố phi tài chính khác cho doanh nghiệp đó là khách hàng, quá trình hoạt động nội bộ, học tập và phát triển.

Cấu trúc mô hình BSC (Balanced scorecard)

Cấu trúc mô hình BSC được thiết lập bằng 4 thước đo chính. Những thước đo này có nhiệm vụ đo lường hiệu quả kinh doanh, nó có chức năng riêng nhưng lại có mối quan hệ bổ trợ lẫn nhau. Cùng tìm hiểu 4 thước đo chính trong cấu trúc mô hình BSC là gì nhé.

Thước đo tài chính

Trong mô hình BSC (Balanced Scorecard) thước đo tài chính được xem là trọng điểm Thước đo tài chính được biết đến bao gồm các yếu tố như lợi nhuận thu về,  chi phí cố định, tốc độ tăng trưởng, hiệu quả doanh thu….vv. Tuy nhiên đối với từng yếu tố sẽ có mức độ đo lường và thời gian đo lường khác nhau. Tất cả sẽ được đo và tổng hợp kết quả, từ đó đưa ra các phương pháp giải quyết vấn đề tồn đọng và phương án thực hiện mục tiêu đề ra của doanh nghiệp đó.

Tùy vào các chỉ số mà thước đo tài chính đem lại mà chúng ta có các chiến lược phù hợp như:

  • Chiến lược tăng trưởng: Doanh nghiệp sẽ dồn đầu tư ở ngưỡng chiến lược này. Nhằm đẩy mạnh tăng trưởng ở bước đầu và là bước đệm cho các giai đoạn chiến lược tiếp theo.
  • Chiến lược duy trì: Khi đã có tăng trưởng, việc cần làm cấp bách và lâu dài là đầu tư để duy trì sự phát triển đó. Lưu ý hai điểm đó là duy trì thị phần hiện tại và tập trung vào tỷ suất hoàn vốn.
  • Chiến lược thu hoạch: Ở hai giai đoạn tăng trưởng và duy trì doanh nghiệp đã bỏ rất nhiều vốn và tài nguyên để tạo tăng trưởng, thì trong chiến lược thu hoạch, doanh nghiệp nên hướng đến việc thu hồi vốn từ các khoản đầu tư.

Mô hình BSC là gì? Mô hình BSC được cấu thành từ thước đo tài chính

Mô hình BSC là gì? Mô hình BSC được cấu thành từ thước đo tài chính

Thước đo khách hàng

Ở phía trên chúng ta đã phân tích thước đo tài chính và nắm được đây là thước đo quan trọng của cấu trúc BSC (Balanced Scorecard). Tuy nhiên thước đo tài chính không phải thước đo duy nhất để tạo nên hiệu quả tối ưu trong cấu trúc BSC. Bên cạnh đó thước đo khách hàng cũng được xem là thước đo quan trọng, mục tiêu của thước đo khách hàng trong BSC là để nhận lại những kết quả khách quan để đánh giá tổng thể.

Phản hồi của khách hàng chính là thước đo thực tế nhất và chuẩn xác nhất để đánh giá về hiệu quả hoạt động kinh doanh, sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Từ thước đo khách hàng trong thẻ điểm cân bằng mà doanh nghiệp cần điều chỉnh chất lượng sản phẩm, dịch vụ giúp tăng độ hài lòng cho khách hàng hơn.

Thước đo quy trình nội bộ

Quy trình hoạt động nội bộ đánh giá được hoạt động của một doanh nghiệp. Là quá trình biến chiến lược thành hành động theo đúng chiến lược và mục tiêu đề ra.

Việc doanh nghiệp hoạt động tốt và phát triển bền vững là bao hàm tổng thể tất các các chỉ số như con người, quá trình vận hành, hiệu quả công việc, tốc độ tăng trưởng….vv

Vì thế trong BSC “Thẻ điểm cân bằng” đề ra thước đo quy trình nội bộ chú trọng đến việc bạn cần quan tâm và kiểm tra lại từng quá trình thực hiện quy trình nội bộ doanh nghiệp. Từ đó nắm được những bất cập ở từng bộ phận và tìm phương hướng giải quyết.

Thước đo học hỏi và phát triển

Thước đo cuối cùng trong BSC đó là học hỏi và phát triển. Để học hỏi và phát triển trong doanh nghiệp chúng ta cần chú trọng đẩy mạnh  đến 3 yếu tố là: Con người, hệ thống, quy trình tổ chức.

Thước đo học hỏi và phát triển đề ra để đánh giá được chất lượng nhân lực, và để đo được chỉ số này doanh nghiệp cần có các chỉ số nhỏ lẻ thông qua các bài kiểm tra kết hợp cùng với thu nhận ý kiến cá nhân về mức độ hài lòng và định hướng cá nhân. Từ các chỉ số nhỏ lẻ đó làm tiền đề đánh giá chất lượng nhân lực tổng thể. Tuy nhiên việc đánh giá này không được đưa ra con số cụ thể và chính xác, thay vào đó qua hoạt động này doanh nghiệp nắm được những gì nhân sự đang có và đang thiếu những gì? Rút phương án đẩy mạnh những gì đang có và giải quyết vấn đề nan giải đang tồn đọng.

Lợi ích của mô hình BSC (Balanced scorecard) đối với doanh nghiệp

Khẳng định vị thế là một trong những giải pháp tối ưu cho quản lý doanh nghiệp, xây dựng thẻ điểm cân bằng (BSC) mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Vậy lợi ích của việc xây dựng mô hình BSC là gì? Cùng liệt kê một số lợi ích như:

Giúp lập kế hoạch chiến lược tốt hơn

Balanced Scorecard (BSC) mang đến cho doanh nghiệp mối quan hệ nhân quả của các mục tiêu với nhau. Từ kết quả đó, doanh nghiệp nhìn nhận, đánh giá và đưa ra được một chiến lược doanh nghiệp tối ưu và hoàn chỉnh.

Cải thiện truyền thông doanh nghiệp

BSC giúp bạn định hướng được bức tranh chiến lược hoàn chỉnh, từ đó dễ dàng xây dựng chiếc lược MKT và truyền thông doanh nghiệp. Truyền thông doanh nghiệp bao gồm truyền thông nội bộ và truyền thông ngoại bộ. SBC cải thiện truyền thông doanh nghiệp, giúp nhân viên và và đối tác hiểu rõ hơn về văn hóa cũng như hoạt động của doanh nghiệp.

Lợi ích của mô hình BSC (Balanced scorecard) đối với doanh nghiệp

Lợi ích của thẻ điểm cân bằng BSC là gì? BSC mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích đáng kể

Giúp liên kết chặt chẽ các dự án khác nhau

Cấu trúc mô hình BSC mang đến khung chiến lược đầy đủ và hoàn chỉnh, từ đó giúp các dự án liên kết chặt chẽ với nhau, bổ trợ lẫn nhau trên nền móng chiến lược chung của doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp sẽ đi đúng hướng, hạn chế được các rủi ro và không để các dự án bị “đóng băng” lãng phí.

Cải thiện hiệu suất báo cáo

Các chỉ số thước đo và báo cáo từ BSC có thể dụng làm báo cáo tổng quan để đánh giá hiệu suất. Từ các chỉ số nhỏ lẻ, đến chỉ số lớn của các phần mà BSC cung cấp, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn đánh giá chuẩn xác và cải thiện hiệu suất báo cáo.  Cụ thể hơn, BSC giúp cho các vấn đề chính trong báo cáo được thể hiện rõ ràng, gọn gàng hơn và tập trung vào các mục tiêu quan trọng..

Điều chỉnh quy trình tốt hơn

Khung sườn chiến lược được xây dựng theo BSC sẽ giúp cho doanh nghiệp nắm được bộ phận, cá nhân nào đang gặp vấn đề hoặc đang có lỗ hổng ở khâu làm việc. Từ đó dễ dàng điều chỉnh quy trình, cắt giảm và bổ sung quy trình để giải quyết vấn đề làm cho tổng thể chiến lược không bị hổng hay thừa.

Áp dụng BSC (Balanced scorecard) trong doanh nghiệp như thế nào?

Như các bạn đã tìm hiểu ở phần trên về khái niệm BSC là gì thì đầy thấy: BSC là một mô hình quản trị chiến lược ở cấp độ cơ bản nhất. Vậy để áp dụng BSC vào doanh nghiệp như thế nào để mang lại hiệu quả thì phải làm theo các bước nào? Hãy cùng dõi theo 4 bước căn bản áp dụng BSC vào doanh nghiệp dưới đây nhé!

Bước 1: Kiểm soát chính xác các dữ liệu trong mô hình BSC

Các dữ liệu trong mô hình BSC là vô cùng quan trọng, vì vậy trước khi đưa BSC vào doanh nghiệp, bạn cần kiểm soát chính xác các dữ liệu trong mô hình BSC

  • Hãy giới hạn các mục tiêu phù hợp với doanh nghiệp trong khoảng 15 đến 20 mục tiêu.
  • Chú ý chính xác các con số đã đo lường được và nhấn mạnh phân tích chúng.
  • Kiểm soát dữ liệu một lần nữa bằng cách đưa tài liệu cho nhân viên đọc và tìm hiểu trước ngày họp.

Bước 2: Đo lường và đánh giá các yếu tố mục tiêu

Để đo lường và đánh giá các mục tiêu, bạn nên sử dụng mẹo nhỏ “Phân màu” việc phân màu sẽ giúp bạn xác định được đâu là mục tiêu chủ chốt, mục tiêu bổ trợ, mục tiêu trở ngại hay mục tiêu đi đúng hướng. Hãy phân từng màu cho từng mục tiêu để dễ dàng nhận biết và xử lí xếp loại.

Bước 3: Gán KPI tương ứng với các yếu tố mục tiêu

Việc gắn KPI tương ứng với các yếu tố mục tiêu là sự đánh giá trách nhiệm của nhân viên với mục tiêu đã đề ra. Từ các mục tiêu khác nhau gán KPI cũng khác nhau. Từ đó doanh nghiệp có thể kiểm soát tốt công việc và hiệu suất để điều chỉnh phương hướng hợp lý.

Áp dụng BSC (Balanced scorecard) trong doanh nghiệp như thế nào?

Quy trình xây dựng thẻ điểm cân bằng giúp kết nối các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp với nhau

Bước 4: Kết nối các yếu tố mục tiêu với nhau

Các mục tiêu đề ra có đặc thù và vai trò riêng, tuy nhiên để tạo nên một chiến lược hoàn chỉnh và đem lại hiệu quả tối ưu thì bước cuối cùng bạn nên kết nối các yếu tố mục tiêu với nhau. Tránh để trường hợp mục tiêu đứng riêng lẻ và không mang lại giá trị cho mục tiêu khác và chiến lược tổng thể.

Một số thuật ngữ cơ bản của BSC là gì?

Trong BSC có rất nhiều khía cạnh và thuật ngữ chuyên môn khác nhau. Dưới đây là một số thuật ngữ cơ bản trong BSC:

  • Strategic Objectives (Mục tiêu chiến lược)
  • Perspectives (triển vọng)
  • Strategy Mapping (Sơ đồ chiến lược)
  • Chỉ số KPI – Key Performance Indicators (Chỉ số đánh giá trọng yếu)

Mối quan hệ của BSC và KPI

Như ở định nghĩa ở trên chắc hẳn bạn đã hiểu được BSC là gì? Vậy KPI là gì? Mối quan hệ của BSC và KPI là gì? Theo đó KPI được hiểu nôm na là chỉ số đánh giá hiệu quả công việc, là công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả công việc. BSC là công cụ để doanh nghiệp đưa ra chiến lược hoàn chỉnh và tối ưu nhất đến với nhân viên. Song song bên cạnh đó KPI sẽ là phương tiện đo lường chỉ số hiệu quả công việc của nhân viên, từng bộ phận, từ đó các nhà quản lý sẽ đưa ra những đánh giá và điều chỉnh công việc trong tương lai. Vì vậy BSC và KPI có mối quan hệ cộng sinh, là sự bổ trợ giữa hai bên với nhau giúp cho doanh nghiệp phát triển và lớn mạnh trong từng chiến lược.

Mối quan hệ của BSC và KPI

BSC và KPI có mối quan hệ cộng sinh, bổ trợ lẫn nhau

Tháp nhu cầu Maslow và ứng dụng trong nhân sự

Tổng kết: Bài viết trên là những thông tin về BSC là gì? Balanced Scorecard là gì? hay thẻ điểm cân bằng là gì? và một số kiến thức chuyên môn liên quan xoay quanh BSC. Hiện nay BSC đã và đang được các doanh nghiệp sử dụng vào trong quản lý doanh nghiệp. Nhờ Xây dựng thẻ điểm cân bằng cho công ty mà một số doanh nghiệp đã từng bước loại bỏ được những rủi ro, khắc phục được những lỗ hổng trong doanh nghiệp và ngày càng thúc đẩy công ty phát triển.  Hy Vọng bài viết này sẽ mang đến cho bạn những thông tin bổ ích, những hiểu biết hoàn toàn về BSC là gì, và bạn sẽ nắm được tính chất đặc trưng của BSC, từ đó áp dụng được cho chính doanh nghiệp của bạn phát triển một cách tốt nhất. Chúc doanh nghiệp của các bạn bền vững, phát triển và thành công!

Tags: BSC là gì

Đánh giá 5*, Like, Chia sẻ và Bình luận để động viên chúng tôi !
Đánh giá bài viết:
TƯ VẤN MIỄN PHÍ HOTLINE: 024 5678 0166
02456780166