Kết Nối Với Chúng Tôi No Alt No Alt No Alt No Alt

7 sai lầm về giao tiếp bạn nên tránh trong kinh doanh

Bạn có thấy những người tự tin trong các cuộc gặp gỡ thường rất thành công? Có phải vì họ thông minh hay may mắn? Những yếu tố đó có thể có có thể không, nhưng có một điều chắc chắn là họ có kỹ năng giao tiếp và biết cách ứng xử khéo léo hơn người khác. Nếu như bạn muốn, bạn cũng có thể làm được và làm tốt, hãy đọc 7 sai lầm về giao tiếp bạn nên tránh trong kinh doanh để nắm bắt nhiều cơ hội và thành công

Giao tiếp hiệu quả là yếu tố quan trọng cho mọi hoạt động kinh doanh thành công dù ở bất kỳ lĩnh vực nào. Nó là tấm vé tuyệt vời để bạn giải quyết mọi vấn đề trong kinh doanh: nhân viên, đối tác, đồng nghiệp và khách hàng. Nếu như giao tiếp kém những vấn đề về nhầm lẫn, xung đột sẽ cản trở năng suất làm việc.

Tại sao giao tiếp hiệu quả lại quan trọng trong kinh doanh?

Tạo thông điệp truyền thông hiệu quả

Doanh nghiệp bạn cần phải giao tiếp với khách hàng thông qua các trang mạng xã hội, website, blog, email tiếp thị, quảng cáo, hỗ trợ khách hàng. Để từ đó xác định vị trí thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Giao tiếp chính là điều kiện cần cho một thông điệp truyền thông hiệu quả. Giúp khách hàng và khách hàng mục tiêu nắm rõ về sản phẩm, dịch vụ từ đó xây dựng lòng tin với khách hàng.

Chất lượng dịch vụ khách hàng tốt hơn

Chất lượng dịch vụ khách hàng thường phụ thuộc vào cách giao tiếp, mức độ tốt của các nhân viên chăm sóc khách hàng. Đó cũng là nền tảng của sự hài lòng cùng với những trải nghiệm của họ đóng góp một phần to lớn đến sự phát triển bền vững.

Tạo nên những mối quan hệ làm việc nhóm hiệu quả

Khi giao tiếp tốt, một bầu không khí tích cực ở nơi làm việc sẽ được xây dựng, mọi người đoàn kết và cộng tác với nhau hơn từ đó tăng năng suất làm việc và hiệu quả cao. Các nhà lãnh đạo biết giao tiếp có thể tạo cho nhân viên một cảm giác thoải mái, cởi mở để từ đó họ có thể đóng góp những ý kiến khác nhau.

Hạn chế và ngăn chặn những mâu thuẫn, xung đột

Giao tiếp hiệụ quả có thể ngăn chặn những hiểu lầm gây ra mâu thuẫn hay sự khó chịu với đồng nghiệp, khách hàng và nhân viên từ đó tránh được những vấn đề tiêu cực có thể xảy ra. Hay đồng thời con giúp quản lý những xung đột hiệu quả, giải quyết những tranh chấp.

7 sai lầm về giao tiếp bạn nên tránh trong kinh doanh

Sau đây là 7 sai lầm lớn nhất, nguy hiểm nhất mà bạn hay mắc phải khi giao tiếp với khách hàng, nhân viên và đồng nghiệp. Cùng tìm hiểu để phòng tránh và nâng cao kỹ năng giao tiếp hiệu quả nhé.

1. Một thông điệp truyền thông nội bộ đến toàn bộ nhân viên nhiều thế hệ

Mỗi người có thể nghe những thông điệp giống nhau nhưng chắc chắn cách diễn giải của họ sẽ khác nhau. Bởi nó còn phụ thuộc vào những yếu tố về văn hóa, kiến thức, kinh nghiệm và tuổi tác. Nếu doanh nghiệp bạn có một lực lượng đa thế hệ và lứa tuổi, nhưng việc truyền thông nội bộ một cách tràn lan không xử lý, không lựa chọn chắc chắc bạn sẽ bỏ qua những khác biệt về văn hóa, tâm lý thì. Gây ra những sự hiểu lầm và các vấn đề tiêu cực cho doanh nghiệp.

Đây cũng là một thách thức lớn, vì thế để giao tiếp tốt hơn các nhà quản lý cần biết điều chỉnh phong cách giao tiếp cho từng nhóm tuổi khác nhau.

2. Nói quá nhiều và ít lắng nghe 

Khi bạn nói quá nhiều và ít lắng nghe bạn sẽ không thể suy nghĩ được nhiều trước khi nói, bạn sẽ nói lan man và không tập trung vào những điều quan trọng. Bạn sẽ không xử lý vấn đề tốt hơn cũng như không đủ dữ liệu để đưa ra những quyết định từ đó khách hàng, nhân viên, đồng nghiệp sẽ không đánh giá cao bạn.

Một người lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp không những phải biết lắng nghe những gì người khác nói mà còn là cách thức nói chuyện, những điều quan trọng và những gì họ bỏ qua. Để có thể làm chủ cuộc trò chuyện dễ dàng. Nói và lắng nghe một cách cân bằng là nền tảng của giao tiếp hiệu quả.

3. Đưa ra giả định thay vì hỏi thêm những câu hỏi khác để làm rõ vấn đề  

Đưa ra các giả định nhanh chóng thay vì hỏi thêm câu hỏi là một sai lầm giao tiếp lớn trong kinh doanh. Mọi người thường rất vui vẻ nếu như bạn muốn hỏi thêm để hiểu rõ vấn đề, đó là cách họ cảm nhận bạn đang thực sự nỗ lực. Nhưng khi bạn không hiểu mà ngại hỏi bạn sẽ có xu hướng nhận định những giả định nêu ra là đúng. Và hiểu sai dẫn đến làm sai và sẽ không có kết quả tốt đẹp.

4. Sử dụng âm điệu

“10% xung đột là do sự khác biệt trong quan điểm. 90% là do giọng điệu sai. ”

Âm điệu trong giao tiếp thể hiện thái độ cả bạn, giống như nét mặt khi bạn thể hiện những cảm xúc khác nhau. Nó có thể đem lại những phản ứng tiêu cực và tích cực tùy theo những ngôn ngữ sử dụng để truyền đạt. Từ đó thể hiện ý định, cảm xúc đằng sau những thông điệp.

Trong môi trường làm việc, tránh những âm điệu nặng khi giao tiếp với nhân viên / đồng nghiệp có thể giúp các nhà lãnh đạo và người quản lý ngăn chặn xung đột và cải thiện sự tương tác.

5. Bỏ qua khi cuộc trò chuyện trở nên khó khăn 

Không một ai thích rơi vào những cuộc trò chuyện khó khăn và có thể dẫn đến những xung đột. Nhưng nếu như bạn tránh đi, bỏ như những phản hồi tiêu cực của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ. Chắc rằng mọi chuyện sẽ trở nên khó khăn gấp mấy lần. Hãy dũng cảm và đối diện tìm cách để những cuộc trò chuyện khó xử lý, những khách hàng khó tính trở nên nhẹ nhàng hơn.

6. Ngại hỏi thêm những câu hỏi để hiểu rõ vấn đề

Phản ứng, thay vì trả lời là một sai lầm lớn trong giao tiếp kinh doanh, đặc biệt là khi giao dịch với khách hàng tức giận và thất vọng, đồng nghiệp hoặc nhân viên. Khi bạn mang đến những phản ứng mà chưa kịp suy nghĩ, nói chuyện thì chắc chắn nó sẽ gây ra những sự hối tiếc về sau. Đồng thời trong các cuộc họp, những phản ứng tiêu cực thường gây ra các cuộc thảo luận dẫn đến xung đột, làm hỏng những mối quan hệ.

Học cách bình tĩnh, suy nghĩ trước khi phản ứng để phản ứng trong các tình huống xung đột sẽ giúp bạn xử lý xung đột tốt hơn, cải thiện đáng kể kỹ năng giao tiếp kinh doanh.

7. Luôn giữ một lý trí và thái độ cởi mở 

Những người giao tiếp với một thái độ không cởi mở và lý trí thường vội vã phán xét và kết luận, không sẵn lòng cân nhắc ý kiến ​​và ý kiến ​​mới. Nhưng với một thái độ cởi mở bạn dễ dàng chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt, hiểu người khác tốt hơn, lắng nghe mà không phán xét và cân nhắc tất cả các khía cạnh nếu có vấn đề trước khi đi đến kết luận.

>>> Có thể bạn quan tâm: 2 cách quản lý lương trong kinh doanh hiệu quả

Những sai lầm trong giao tiếp có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực nghiêm trọng cho một doanh nghiệp. Có thể làm hỏng danh tiếng của bạn, phá vỡ mối quan hệ với nhân viên, đồng nghiệp hoặc khách hàng và dẫn đến sự sa sút doanh thu. Hy vọng bài viết 7 sai lầm về giao tiếp bạn nên tránh trong kinh doanh đã đem đến những thông tin hữu ích và nâng cao khả năng giao tiếp để thành công hơn.

Đánh giá 5*, Like, Chia sẻ và Bình luận để động viên chúng tôi !
Đánh giá bài viết:
TƯ VẤN MIỄN PHÍ HOTLINE: 024 5678 0166
02456780166