Hiện nay, nguyên nhân nhân viên rời bỏ công ty vì nhiều lý do. Họ nghỉ thai sản, thay đổi nghề nghiệp, tìm kiếm các cơ hội khác và trở lại trường học. Những lý do đó khiến doanh nghiệp khó có thể giải quyết bởi vì liên quan đến cuộc sống của nhân viên.
Trong thực tế, phần lớn các lý do tại sao nhân viên bỏ công việc là nơi làm việc hiện tại, văn hóa và môi trường, nhận thức của nhân viên về công việc và cơ hội của mình . Đây đều là những yếu tố mà chủ doanh nghiệp có thể kiểm soát và chủ động.
Vậy vì sao nhân viên hay bỏ việc? Dưới đây là chín lý do quan trọng khiến người lao động bỏ việc mà doanh nghiệp có thể chủ động giải quyết để giữ lại nhân viên tốt nhất.
9 Nguyên nhân nhân viên rời bỏ công ty
Nếu doanh nghiệp của bạn vẫn chưa tìm ra được lý do cho tình huống vì sao nhân viên hay bỏ việc, thì hãy cùng tham khảo ngay 9 nguyên nhân nhân viên rời bỏ công ty sau đây nhé.
1. Mối quan hệ với sếp
Không cần phải làm bạn nhưng cần có một mối quan hệ cần thiết để sếp có thể chỉ hướng đi và phản hồi về công việc. Dành thời gian cho các buổi họp và kết nối nhân viên với tổ chức. Một sếp khó chịu tại nơi làm việc cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến làm nhân viên bỏ công việc của họ.
Tại sao nhân viên nghỉ việc? Có thể do mối quan hệ với Sếp
>> Xem thêm: Dịch vụ tìm kiếm nhân sự chuyên nghiệp
2. Chán nản và áp lực với công việc
Chán nản, áp lực là nguyên nhân nhân viên rời bỏ công ty nhanh chóng. Không ai muốn chán nản và có sự thách thức trong công việc. Doanh nghiệp của bạn cần giúp nhân viên tìm thấy niềm đam mê trong công việc và muốn tận hưởng công việc của họ. Làm việc chặt chẽ để đảm bảo rằng mỗi nhân viên đều tham gia, sáng tạo để đóng góp và thực hiện. Để nhân viên dành thời gian làm việc, chuẩn bị và vận động bản thân hơn nữa.
3. Các mối quan hệ với đồng nghiệp
Là một trong những thành phần quan trọng trong môi trường làm việc của nhân viên. Một nhân viên có hài lòng với công việc của họ là có một người bạn tốt nhất trong công việc hay không. Mối quan hệ với đồng nghiệp giúp giữ chân nhân viên hiệu quả. Biết lưu ý và can thiệp lúc cần thiết nếu có vấn đề mâu thuẫn tồn tại và nhân viên không thể tự giải quyết vấn đề.
4. Cơ hội phát triển kỹ năng và chuyên môn
Khi nhân viên được phát huy khả năng và chuyên môn của họ vào công việc, họ cảm thấy tự hào về ý thức, thành tích và sự tự tin. Mọi nhân viên đều muốn phát triển và tìm kiếm cơ hội. Nếu công việc hiện tại không mang lại những cơ hội để phát triển sự nghiệp, họ sẽ tìm một nơi khác để kiếm những cơ hội thăng tiến khác. Hãy nói chuyện với nhân viên của bạn, biết được những kỳ vọng và ước mơ của họ để giúp họ có những mục tiêu riêng phù hợp với những mục tiêu chung của doanh nghiệp.
5. Đóng góp công việc của họ vào mục tiêu kinh doanh của tổ chức
Người quản lý cần biết những báo cáo của nhân viên và thảo luận về sự liên quan của công việc của nhân viên và những đóng góp quan trọng cho chiến lược tổng thể và kế hoạch kinh doanh của tổ chức. Nhân viên cần phải cảm thấy được kết nối và biết rằng họ là một phần quan trọng của tổ chức. Nếu không đây cũng sẽ là nguyên nhân nhân viên rời bỏ công ty của bạn.
>>> Dịch vụ tuyển dụng nhân sự chất lượng cao, nhanh chóng với chi phí hợp lý nhất
Dấu hiệu nhân viên muốn nghỉ việc? Cho nhân viên nghỉ việc như thế nào? Hậu quả khi cho nhân viên nghỉ việc
6. Tự chủ và độc lập trong công việc
Vì sao nhân viên hay bỏ việc? Đó có thể là sự áp đặt, quản lý quá chặt chẽ. Cần cho nhân viên tự chủ động sáng kiến và làm việc trong khuôn khổ cho phép. Chứ không nên áp đặt công việc, sai bảo mà không tôn trọng quyền tự chủ và sáng tạo.
7. Kiến thức về sự ổn định tài chính của doanh nghiệp
Sự bất ổn về tài chính như: thiếu doanh số, sa thải hoặc cắt giảm nhân sự, trả lương bị hoãn, các đối thủ cạnh tranh thành công nổi bật trong các tin tức, công ty sáp nhập và mua lại, dẫn đến cảm giác bất ổn của nhân viên và thiếu tin tưởng .
Nhân viên lo lắng có xu hướng sẽ rời đi. Vì thế doanh nghiệp cần ổn định lòng nhân viên , tạo sự tin tưởng bằng cách cho họ biết kế hoạch tổ chức sắp tới và hướng hồi phục. Bởi khi họ tin tưởng vào quyết định của người lãnh đạo có thể nhân viên sẽ ở lại và tiếp tục làm việc.
8. Văn hóa doanh nghiệp
Mặc dù đây không phải là nguyên nhân nhân viên rời bỏ công ty hàng đầu tuy nhiên văn hóa doanh nghiệp tạo nên một môi trường làm việc chuyên nghiệp và khác biệt. Tổ chức của bạn có đánh giá cao nhân viên, đối xử với họ một cách tôn trọng và quan tâm không?
Môi trường làm việc của doanh nghiệp có mang lại lợi ích cho sự hài lòng và cam kết của nhân viên không? Có cung cấp các sự kiện, hoạt động cho nhân viên, nỗ lực xây dựng đội ngũ làm cho nhân viên cảm thấy rằng đây là một nơi tuyệt vời để làm việc không?
>>> Top công ty cung ứng nguồn lực chuyên nghiệp tại Việt Nam
9. Sự công nhận về hiệu quả công việc của nhân viên
Việc thiếu sự công nhận hiệu quả mà nhân viên mang lại làm giảm đi động lực làm việc mỗi ngày. Gây sự hoang mang không biết là họ đã làm tốt và cần phải thay đổi những gì. Hãy cung cấp những đánh giá và công nhận thành tích của họ để nhân viên của bạn có thể duy trì và nỗ lực hơn nữa.
Các vấn đề trong tuyển dụng nhân sự thường gặp
Hãy chú ý đến những nguyên nhân nhân viên rời bỏ công ty này để giữ chân nhân viên hiệu quả. Bởi những chi phí về tuyển dụng thường xuyên và đào tạo gây tổn hại đến nguồn lực của doanh nghiệp. Tại sao không dành nhiều nỗ lực cần thiết để giữ lại các nhân viên mà bạn đã tuyển dụng và họ thực sự có chuyên môn?