Về cơ bản, Hybrid Work là gì và mô hình hybrid work được triển khai như thế nào là câu hỏi được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Mô hình hybrid work ra đời đánh dấu một sự cải tiến mạnh mẽ so với mô hình truyền thống từ xa xưa. Hybrid work cũng là mô hình được nhiều công ty áp dụng và chứng minh được hiệu quả thực tế mà nó mang lại.
Hybrid working ra đời cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mô hình này cũng được dự báo sẽ dần chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu xu thế hoạt động kinh doanh trong tương lai. Vậy cụ thể hybrid working là gì và cần lưu ý điều gì khi triển khai mô hình này? Hãy để MPHR giúp bạn đưa ra lời giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Thư mục
Hybrid Work là gì?
Đại dịch Covid-19 bùng phát cũng chính là lúc mà các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức mới, nhất là cách thức tổ chức bộ máy và hoạt động của nhân sự. Trong thời gian giãn cách xã hội, đa phần các doanh nghiệp áp dụng remote (hay work from home)và sau đó dần chuyển sang mô hình hybrid working.
Mô hình Hybrid nghĩa là gì? Hybrid work là gì? Hybrid work là mô hình làm việc được ứng dụng rộng rãi trong thời đại 4.0
Hybrid work là mô hình làm việc kết hợp, linh hoạt thời gian cho nhân viên. Khi áp dụng mô hình này nhân viên sẽ của các doanh nghiệp sẽ có thời gian làm việc ở văn phòng và một số thời gian làm việc tại nhà (WFH: work from home) qua hình thức online. Như vậy, tổng số thời gian của người lao động không thay đổi, họ vẫn đảm bảo hiệu quả công việc mà không cần di chuyển đến cơ quan. Việc tự do lựa chọn không gian và thời gian làm việc cũng giúp cho nhân sự tối ưu hóa hiệu suất công việc.
Mô hình Hybrid Work mang lại lợi ích gì?
Nhiều cuộc khảo sát đã được thực hiện và cho thấy rằng: Gần một nửa số nhân viên (khoảng 47%) có khả năng sẽ chuyển việc nếu công ty của họ không áp dụng các hình thức làm việc linh hoạt trong giai đoạn dịch bệnh. Thực tế cũng cho thấy mô hình hybrid work mang đến nhiều lợi ích. Cụ thể những lợi ích sẽ được MPHR chia sẻ dưới đây.
Nhân viên chủ động về thời gian và không gian làm việc: Thay vì làm việc theo hình thức truyền thống là chấm công trực tiếp tại văn phòng mỗi ngày làm việc thì Hybrid work giúp mở rộng không gian và tiết kiệm thời gian di chuyển hơn.
Cân bằng công việc và cuộc sống: Hybrid work giúp cho nhân sự có quyền chủ động kiểm soát hơn về lịch trình làm việc hằng ngày. Mỗi người lao động đều có thêm thời gian chăm sóc gia đình và chăm sóc con cái.
Remote working là gì? Lợi ích của Hybrid work là gì? Hybrid Work giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tối ưu hiệu suất làm việc của nhân sự
Hạn chế tiếp xúc, bảo vệ sức khỏe cộng đồng: Vấn đề sức khỏe là điều mà ai ai cũng quan tâm hàng đầu trong giai đoạn dịch bệnh. Ngay cả khi đã quay lại làm việc thì vấn đề giãn cách và bảo vệ sức khỏe cá nhân cũng cần được đặc biệt lưu tâm. Không gian làm việc càng ít người thì nguy cơ lây lan bệnh dịch sẽ càng được kiểm soát tốt hơn. Mô hình hybrid working cũng tạo điều kiện cho nhân viên phục hồi và chăm sóc sức khỏe tại nhà tốt hơn.
Tiết kiệm sinh hoạt phí mà doanh nghiệp phải chi ra cho mỗi nhân sự: Hybrid work cũng được coi là một chiến lược kinh doanh mới bởi nó giúp cắt giảm chi phí bất động sản xuống khoảng 30%. Bởi lẽ, càng ít nhân viên làm việc tại văn phòng, diện tích làm việc cũng được thu nhỏ. Lúc đó, doanh nghiệp có thể tái đầu tư tiết kiệm chi phí vào các mục đích khác.
Thu hút nhân tài trên toàn cầu: Nhờ có lợi thế làm việc từ xa và linh hoạt về thời gian, doanh nghiệp có thể thu hút thêm nhân tài thuộc mọi khu vực địa lý khác nhau. Đây cũng là cách thức để doanh nghiệp tận dụng tối đa nguồn tài nguyên nhân lực trên toàn cầu.
>> Có thể bạn quan tâm: Tháp nhu cầu Maslow và ứng dụng trong quản trị nhân sự
Những lưu ý cần biết khi triển khai mô hình Hybrid Working
Tìm hiểu hybrid work là gì giúp doanh nghiệp nhận ra những ưu điểm và hạn chế của mô hình làm việc này. Sau đây là những điều cần lưu ý khi triển khai mô hình hybrid work:
Không phải bất kể ngành nghề nào cũng đều phù hợp với Hybrid work. Việc áp dụng mô hình làm việc này không đúng với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Theo đó, chỉ có một vài ngành nghề phù hợp nhất để hoạt động theo mô hình Hybrid work đó là: Nhân viên Phát triển kinh doanh, Quản lý sản phẩm, Quản lý chương trình và dự án, CNTT và bảo mật, Chủ doanh nghiệp…
Hybrid environment là gì? On site hybrid là gì? Không phải doanh nghiệp nào cũng có thể ứng dụng mô hình hybrid work
Cần có kế hoạch ngắn hạn và dài hạn để làm việc từ xa hiệu quả hơn: Các tổ chức sẽ cần phải quyết định lựa chọn kết hợp hoặc làm việc tại nhà của họ ở cả cấp độ công ty và nhóm. Các công ty có thể yêu cầu các nhóm lập một kế hoạch chi tiết về những ngày làm việc từ xa & những ngày “cùng” lên văn phòng để thúc đẩy sự cộng tác.
Đảm bảo tính năng bảo mật cao hơn: Để phòng tránh những sự cố về bảo mật, các cấp quản lý cần đưa ra các yêu cầu, quy tắc rõ ràng về kết nối, sử dụng thiết bị ở nơi công cộng. Ngoài ra, việc làm hợp đồng cam kết bảo mật thông tin cũng là điều cần thiết để ràng buộc về mặt pháp lý giữa doanh nghiệp và đội ngũ nhân sự.
Hybrid Workplace là gì? Hybrid working model là gì? Hybrid Project là gì? Mỗi nhân viên cần chủ động hơn khi làm việc tại nhà
Đảm bảo tiến độ và hiệu quả công việc: Mô hình làm việc hybrid work tuy linh hoạt nhưng không có nghĩa mọi hoạt động đều hoàn toàn tự do, không bị can thiệp. Những nhân sự làm việc từ xa cần đảm bảo một số quy định, chính sách nhằm đảm bảo tính kỷ luật trong nội bộ.
9 Cách tăng năng suất làm việc cho nhân viên
Trên đây là thông tin chi tiết trả lời câu hỏi hybrid work là gì. Những thông tin này giúp bạn hiểu được hết giá trị thật sự mà mô hình này mang lại. Mô hình Hybrid work đang dần trở thành xu hướng của xã hội hiện đại. Mô hình này cũng dần trở nên phổ biến hơn do những tiện ích mà nó mang lại. Ngoài ra, để mở rộng phạm vi hoạt động hay nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, doanh nghiệp cần khéo léo sử dụng hình thức này để thu huts nhân tài. Hi vọng rằng nội dung trên đã cho bạn biết giá trị Hybrid work là gì cũng như cách ứng dụng mô hình này cho công ty bạn!
Hải Yến – MPHR