Có thể nói, tuyển dụng và đào tạo nhân sự giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm là nền tảng để xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững. Do đó, quá trình tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực luôn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong suốt quá trình phát triển của doanh nghiệp.
Hoạt động tuyển dụng được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng của phòng tuyển dụng trong một doanh nghiệp. Tuyển dụng nhân sự chất lượng cao quyết định đến sự phát triển chung trong tương lai. Nguồn lực về nhân sự sẽ giúp cho tổ chức ổn định về chất lượng, đem về nguồn doanh thu ổn định. Vậy câu hỏi đặt ra là làm sao để tuyển dụng và đào tạo nhân sự chất lượng cao cho doanh nghiệp? Hãy cùng chúng tôi tìm lời đáp chi tiết nhất cho câu hỏi này ngay trong bài viết sau đây.
Thư mục
Cách thức tuyển dụng và đào tạo nhân sự
Quá trình tuyển dụng nhân sự tại doanh nghiệp thường được các chuyên viên tuyển dụng và đào tạo thực hiện. Trước đó, quy trình tuyển dụng và đào tạo nhân sự cần được lên kế hoạch chi tiết. Để xác định chính xác đâu là phương pháp tuyển dụng nhân sự mang lại hiệu quả cao nhất cần thực hiện lần lượt những cách thức cơ bản sau:
1. Xây dựng quy trình tuyển dụng chi tiết
Quy trình tuyển dụng được coi là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả về nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Do đó, việc xây dựng một quy trình cụ thể và đầy đủ các bước tuyển dụng sẽ giúp doanh nghiệp tránh được các sai lầm khi tuyển dụng. Quy trình tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực cần căn cứ theo tính chất, cơ cấu, quy định riêng của từng công ty hay doanh nghiệp sao cho phù hợp.
Tất cả các khâu trong quy trình tuyển dụng và đào tạo nhân viên cần được chuẩn bị kĩ lưỡng để tìm ra ứng viên phù hợp cho vị trí tuyển dụng.
2. Mô tả rõ ràng công việc
Ứng viên khi tìm kiếm cơ hội việc làm cho bản thân sẽ cân nhắc, tìm hiểu kĩ lưỡng bản mô tả công việc của nhà tuyển dụng. Vì thế, job description cần liệt kê rõ ràng những yêu cầu của doanh nghiệp đối với vị trí tuyển dụng. Nếu bản mô tả công việc quá sơ sài vừa khiến ứng viên không nắm rõ được công việc mình sẽ tiếp nhận vừa khiến bộ phận tuyển dụng gặp khó khăn trong việc sàng lọc ứng viên.
3. Áp dụng mạng lưới tuyển dụng nội bộ
Tuyển dụng từ mạng lưới nội bộ là cách đơn giản nhất giúp cho doanh nghiệp tìm kiếm thêm nhân sự. Kênh tuyển dụng này đảm bảo yếu tố nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Nếu doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn nội bộ đôi khi việc cần làm chỉ là tuyển dụng Chuyên Viên Nhân sự và khuyến khích nhân viên giới thiệu nguồn lao động cho công ty. Lúc này, Chuyên Viên Nhân sự đăng tin thông báo tuyển dụng và bản mô tả công việc cho từng vị trí cụ thể để nhân viên thuộc các phòng ban khác có đủ thông tin giới thiệu cho bạn bè họ.
Mạng lưới tuyển dụng nội bộ được kết hợp linh hoạt trong quá trình tuyển dụng và đào tạo nhân sự
4. Kết nối với các trường đào tạo
Một nguồn tuyển dụng khác được đánh giá mang lại hiệu quả cao đó là kết nối với các trường đại học để tìm kiếm những ứng viên có chuyên môn phù hợp. Tuyển dụng và đào tạo nhân sự từ nguồn này vừa tiếp cận được nguồn nhân lực trẻ, năng động vừa giúp quảng bá hình ảnh công tốt hơn. Nhờ đó, hoạt động tuyển dụng cũng thu hút được sự chú ý, thu hút được những vị trí khác có yêu cầu kinh nghiệm cao hơn.
5. Tuyển dụng thông qua kênh tuyển dụng trực tuyến
Nhân viên tuyển dụng Nhân sự có thể tận dụng một nguồn khác đó là các kênh tuyển dụng trực tuyến. Những kênh tuyển dụng đó thường có một số lượng lớn ứng viên theo dõi và tìm kiếm việc làm. Cách thức tuyển dụng này có thể giúp bạn chủ động trong việc lọc hồ sơ ứng viên. Tuy nhiên, để tuyển dụng hiệu quả hơn thì việc tạo nguồn và thu hút sự chú ý của ứng viên cũng là một việc quan trọng.
Một vài kênh tuyển dụng trực tiếp có thể giúp bạn tìm kiếm ứng viên nhanh chóng hơn
6. Qua mạng xã hội để tuyển dụng và đào tạo nhân sự
Tận dụng những trang mạng xã hội để tuyển dụng cũng là một hình thức được rất nhiều nhà tuyển dụng sử dụng. Những trang tuyển dụng được đánh giá mang lại hiệu quả cao như: Facebook, G+, Twitter hay LinkedIn…. là các trang mạng xã hội được nhiều người sử dụng. Nhà tuyển dụng có thể thông qua các trang này để tiếp cận một lượng lớn ứng viên cho các vị trí mà mình đang tìm kiếm.
7. Tuyển dụng qua điện thoại
Hình thức tuyển dụng và đào tạo nhân sự qua điện thoại giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một mức chi phí tuyển dụng đáng kể. Tuy nhiên, hình thức tuyển dụng này cũng còn nhiều hạn chế và đòi hỏi bộ phận tuyển dụng cần gạch ra những câu hỏi phỏng vấn cụ thể cho từng ứng viên khác nhau. Việc sàng lọc hồ sơ qua hình thức tuyển dụng này cũng gặp nhiều khó khăn hơn.
8. Sàng lọc hồ sơ ứng viên
Sàng lọc hồ sơ ứng viên là một khâu vô cùng quan trọng trong quá trình tuyển dụng. Dựa theo những thông tin mà ứng viên cung cấp, nhà tuyển dụng cần biết cách khai thác, chọn lọc thông tin. Từ đó, hồ sơ ứng viên sẽ được sàng lọc sao cho phù hợp nhất. Ngay từ khâu này, chuyên viên tuyển dụng cần chú ý xem xét cẩn thận để lựa chọn ra ứng viên phù hợp nhất về cho doanh nghiệp.
Sàng lọc ứng viên giúp bạn tìm kiếm được nhân sự phù hợp nhất với vị trí tuyển dụng
11 cách tuyển dụng nhân sự hiệu quả và khoa học nhất
Đào tạo nhân sự như thế nào?
Đào tạo nhân sự nghĩa là quá trình giảng dạy, hướng dẫn bồi dưỡng giúp nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng cho nhân viên. Việc đào tạo sau tuyển dụng giúp cho nhân viên bắt nhịp với những thay đổi cơ cấu tổ chức hoặc làm quen với môi trường làm việc mới.
Để quy trình tuyển dụng đạt được hiệu quả cao, tối ưu mức chi phí cho doanh nghiệp thì bộ phận tuyển dụng cần áp dụng những giải pháp đào tạo như:
- Tuyển dụng có chọn lọc: Chọn lọc kĩ lưỡng nhân sự đầu vào giúp giảm thiểu tối đa chi phí tuyển dụng. Việc khắt khe trong khâu tuyển dụng ngay từ đầu sẽ giúp tìm được ứng viên phù hợp nhất. Khi đó chi phí đào tạo nhân sự cũng sẽ được giảm tải.
- Đào tạo để nâng cao tay nghề: Đây được xem là một phương án tốt nhất để phát huy hiệu quả lao động. Mô tả công việc nhân viên tuyển dụng đào tạo nhân sự cũng cần chú ý đến trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp với người lao động. Đào tạo nâng cao tay nghề cũng giúp lao động nâng cao năng lực phục vụ, tăng thêm mức độ gắn bó của nhân sự với doanh nghiệp.
- Nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý: Đào tạo luôn đi kèm với quản lí. Vì thế, hoạt động quản lý nhân sự cần được thực hiện chặt chẽ, thường xuyên sàng lọc, đánh giá lại nhân viên. Hoạt động này cần thực hiện một cách khéo léo để nhân sự thấy được điểm mạnh và điểm hạn chế của bản thân để khắc phục kịp thời.
Hãy xây dựng quy chuẩn đánh giá nhân sự sau quá trình tuyển dụng và đào tạo
Ngoài ra, hoạt động đào tạo nội bộ cũng cần được doanh nghiệp chú ý. Để tăng cường đào tạo nội bộ, doanh nghiệp cần tuyển dụng Chuyên Viên Nhân sự có thể điều phối tốt hoạt động này. So với việc thuê ngoài chuyên gia đào tạo thì tính hiệu quả và sự nhanh chóng của hoạt động đào tạo nội bộ được đánh giá mang lại hiệu quả cao gấp nhiều lần.
Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng nền tảng đào tạo trực tuyến. Các tài liệu ứng dụng công nghệ được số hóa cũng giúp tiết kiệm thời gian và không gian lưu trữ. Nhờ đó, bộ phận đào tạo nhân sự sẽ giảm bớt gánh nặng trong việc xây dựng và lưu trữ tài liệu. Họ có thể quản lý, triển khai hoạt động đào tạo cho nội bộ một cách tốt hơn.
>>>> Tải mẫu hợp đồng cho thuê lại lao động: Tại đây!
Đánh giá kết quả công việc thực hiện của nhân sự
Hoạt động tuyển dụng và đào tạo nhân sự cần phải đo lường được hiệu suất của nhân viên dựa trên các tiêu chí cụ thể. Dưới đây, MPHR sẽ chia sẻ một số tiêu chí bao quát nhất để đánh giá kết quả công việc thực hiện của nhân sự:
- Chất lượng công việc: Tuyển dụng nhân sự Đào tạo đồng thời phải đánh giá được mức độ hiệu quả của nhân sự. Hãy đánh giá tổng thể xem một nhân sự nhất định đã đạt được bao nhiêu phần trăm mục tiêu của công ty đặt ra.
- Mục tiêu tương lai và thành tích hiện tại: Qúa trình đánh giá nhân sự thường được thực hiện bằng định tính và chủ quan. Do đó, tiêu chí để đánh giá hiệu suất của nhân sự nên bao gồm cả yếu tố định lượng, đặc biệt là mục tiêu và thành tích đạt được.
- Năng suất thực hiện công việc: Đánh giá năng suất công việc để xác định sản lượng mà nhân sự có thể thực hiện trong một mốc thời gian cụ thể.
- Tính tự giác của nhân viên: Hãy xác định xem nhân sự mà bạn tuyển dụng có thể chủ động hoàn thành công việc hay cần nhắc nhở, chỉ bảo thường xuyên.
- Kỹ năng tương tác nhóm và lãnh đạo: Yếu tố đánh giá này để cân nhắc và định hướng phát triển cho nhân sự trong thời gian đầu. Một nhân sự có khả năng lãnh đạo sẽ có thể chịu trách nhiệm và biết cách định hướng cho đội nhóm của họ đi đúng hướng không? Nhân sự có biết cách cách truyền cảm hứng cho họ không?
- Khả năng xử lý vấn đề: Khả năng giải quyết vấn đề là một trong những kĩ năng không thể thiếu ở một nhân sự. Nếu nhân sự chưa có kĩ năng này thì bộ phận tuyển dụng cần chú ý đào tạo và cho thấy cách giải quyết vấn đề nào đạt được hiệu quả cao nhất.
- Kỹ năng giao tiếp: Khả năng giao tiếp của nhân viên với cấp trên, đồng nghiệp, khách hàng, đối tác là một trong những tiêu chí quan trọng. Hãy đánh giá để nhân sự thấy được mình đang tương tác hiệu quả với đồng nghiệp và lãnh đạo hay chưa?
Những lưu ý khi đánh giá nhân sự:
Việc đánh giá hiệu quả làm việc của nhân sự nhằm thúc đẩy việc giao tiếp nội bộ trong doanh nghiệp và giúp họ bắt nhịp với công việc tốt hơn. Vì thế, hoạt động này cần được thực hiện thường xuyên và hướng đến việc củng cố kĩ năng cần thiết cho nhân sự. Hãy xây dựng mẫu đánh giá tiêu chuẩn, bao gồm các chỉ tiêu đánh giá rõ ràng, quy định về cách thức nghiệm thu và quy trình rõ ràng.
Hoạt động đào tạo giúp đảm bảo nâng cao chất lượng nhân sự tốt nhất cho doanh nghiệp
Ngoài việc đánh giá, doanh nghiệp nên có định hướng phát triển nhân viên phù hợp để có thể tìm kiếm, phát huy và giữ chân người tài ở công ty.
Các vấn đề trong tuyển dụng nhân sự thường gặp
Trên đây là những thông tin về tuyển dụng và đào tạo nhân sự giúp độc giả có thêm cái nhìn tổng quát hơn về lĩnh vực này. Là một nhà quản trị doanh nghiệp, bạn nên cân nhắc để lựa chọn được một cách thức phù hợp nhất. Áp dụng linh hoạt những cách thức tuyển dụng sẽ giúp doanh nghiệp tìm được nhân sự chất lượng cao. Song song với việc tuyển dụng, doanh nghiệp cũng cần xây dựng quy trình đào tạo bài bản để không ngừng nâng cao năng lực cho nhân sự của mình. Bên cạnh đó, hãy chú ý đến hoạt động đánh giá sau khi tuyển dụng và đào tạo nhân sự để thấy được bức tranh toàn cảnh của hoạt động tuyển dụng. Hy vọng rằng bài viết sẽ hữu ích đối với các nhà quản trị nhân lực để xây dựng và củng cố đội ngũ nhân sự vững mạnh cho doanh nghiệp.