Kết Nối Với Chúng Tôi No Alt No Alt No Alt No Alt

AOP là gì? 7 bước xây dựng AOP đạt hiệu quả tối ưu

Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp, AOP là khái niệm không còn xa lạ, tuy nhiên đối với bộ phận nhân sự AOP là gì lại chưa được nhiều người biết đến. Vậy cụ thể, AOP là gì? Về cơ bản, AOP được hiểu là một yếu tố vô cùng quan trọng có tầm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như phát triển bền vững của bất cứ doanh nghiệp nào hiện nay. Trong kinh doanh, AOP đóng vai trò “then chốt” giúp doanh nghiệp hiểu rõ được những công việc cụ thể về từng bộ phần kèm theo các thông tin tài chính có liên quan để sắp xếp sao cho phù hợp góp phần xây dựng và phát triển doanh nghiệp vững mạnh.

Do đó, AOP chính là một yếu tố mà bất cứ doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ cũng đều phải nắm rõ mới có thể đem lại sự thành công trong sự nghiệp. Để có thể tối ưu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp việc nắm vững những kiến thức về AOP là điều căn bản. Vậy khái niệm chính xác về AOP ra sao cùng những cách thức nào để xây dựng AOP được tốt nhất sẽ được nhanh chóng giải đáp ngay dưới bài viết sau đây. 

Định nghĩa AOP là gì?

AOP là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Annual Operating Plan với ý nghĩa cụ thể là bảng kế hoạch hoạt động hàng năm của doanh nghiệp. AOP được sử dụng với mục đích là định hướng căn bản những mục tiêu hoạt động, kế hoạch kinh doanh, dự trù ngân sách thu chi trong thời gian một năm. 

Định nghĩa AOP là gì?

AOP là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Annual Operating Plan 

Theo đó, hiểu AOP là gì cần nắm vững được một bảng AOP với khả năng phác họa một cách toàn diện nhất về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua AOP sẽ hỗ trợ tối ưu cho ban lãnh đạo của doanh nghiệp cùng đội ngũ cán bộ nhân viên có được một cách nhìn chính xác, đầy đủ nhất về các kế hoạch, nhiệm vụ, phương hướng trong một năm tới giúp mục tiêu đã đặt ra ban đầu có thể nhanh chóng đạt tới. 

PDCA là gì? Cách thức hoạt động của chu trình PDCA

Tầm quan trọng của AOP trong kinh doanh

Nếu như mục tiêu là điều cần thiết trong cuộc sống thì AOP cũng có ý nghĩa tương tự và đóng vai trò quan trọng nếu doanh nghiệp mong muốn duy trì sự ổn định và phát triển theo hướng bền vững nhất.

Ý nghĩa trong kinh doanh

AOP là một nhiệm vụ cơ bản và là yếu tố không thể thiếu trong các doanh nghiệp nếu mong muốn sự phát triển toàn diện và lâu dài nhất. Cụ thể là:

  • AOP sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp về mục tiêu đúng và đầy đủ để tạo nên những nền tảng giúp các bộ phận có thể hướng đến mục tiêu chính xác, đồng nhất nhằm đem lại những lợi ích tối ưu cho doanh nghiệp. 
  • Hỗ trợ ban lãnh đạo của doanh nghiệp để đưa ra những đánh giá phù hợp, dễ dàng hơn khi bám sát và điều hành quá trình hoạt động của các bộ phận, phòng ban có liên quan cũng như quy trình thực hiện. 
  • Nhằm đảm bảo được tiến độ thực hiện những mục tiêu được chính xác nhất và luôn nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp. 
  • Góp phần tạo nên tiền đề để dự đoán, phát triển cũng như định hướng sự phát triển doanh nghiệp được dễ dàng hơn trong những năm tiếp theo. 

Tầm quan trọng của AOP trong kinh doanh

AOP đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh 

Vai trò đối với marketer và business owner

Tầm quan trọng của AOP là gì trong marketer và business owner được đưa ra lại hoàn toàn khác biệt mà mọi người cần đặc biệt lưu tâm: 

  • Đối với Marketer cũng như business owner thì AOP lại là công cụ chính giúp hoàn thiện về kỹ năng lên kế hoạch, chiến lược,… từ đó góp phần lớn để tạo nên một sự phát triển tốt nhất của doanh nghiệp. 
  • Đồng thời AOP còn giúp cho các Marketer và business owner dễ dàng hơn trong việc ước tính, định hình về khả năng tài chính của doanh nghiệp từ đó thực hiện việc thu chi được hiệu quả hơn cũng như đảm bảo được quá trình tối ưu về mặt chi phí và lợi nhuận. 

Hạn chế khi không xây dựng AOP

Với tầm quan trọng của AOP đã được phân tích ở trên thì những mặt hạn chế của doanh nghiệp khi không xây dựng và áp dụng AOP lại được đưa ra như sau:

  • Do AOP đóng vai trò định hướng quan trọng cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 1 năm nên nếu không xây dựng AOP sẽ là nguy cơ xấu tạo nên những tác động tiêu cực và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. 
  • Doanh nghiệp sẽ không thể xác định được mục tiêu rõ ràng, đầy đủ từ đó khiến cho các hoạt động của phòng ban, bộ phận, cá nhân khó có sự đồng nhất và trở nên rời rạc. 
  • Những kế hoạch, chiến lược cụ thể của từng giai đoạn trong năm sẽ trở nên không đồng nhất, lan man và tất nhiên sự chệch hướng do không có mục tiêu là điều hoàn toàn dễ hiểu. 
  • Nhiệm vụ của các giai đoạn khác nhau, các bộ phận và nhân viên sẽ không được phân chia hợp lý sẽ dẫn đến những vấn đề và rủi ro đáng tiếc. 
  • Gặp nhiều sự khó khăn khi kiểm soát và đánh giá hiệu quả hoạt động do không xây dựng được mục tiêu, định hướng như ban đầu. 
  • Nhiều bất cập và sự cố khi xây dựng các giải pháp, phương án dự phòng trong những trường hợp xảy ra khi có thay đổi bất thường, rủi ro không mong muốn, tình huống xấu mà không thể lường trước được.

Top 10 chiến lược tuyển dụng nhân sự tối ưu

Bí quyết xây dựng AOP trong kinh doanh hiệu quả

Khi đã nắm vững được khái niệm, tầm quan trọng cũng như hạn chế của AOP là gì thì những bí quyết xây dựng AOP trong hoạt động kinh doanh được hiệu quả và tối ưu nhất chính là những điều mà mọi người không nên bỏ lỡ.

Bước 1: Tập hợp đội ngũ nhân viên

Yếu tố đầu tiên nhưng vô cùng quan trọng trong bí quyết xây dựng AOP trong kinh doanh chính là sở hữu một đội ngũ nhân viên chuyên biệt để xây dựng và thực hiện lên kế hoạch. 

Điều này sẽ cho phép nhân viên được tham gia và kế hoạch cũng như chủ động đề xuất ý kiến từ đó ban lãnh đạo sẽ thu thập những vấn đề và định hướng, xác định mục tiêu sao cho phù hợp nhất. Đồng thời doanh nghiệp có thể sử dụng bên thứ ba là những chuyên gia tư vấn để giúp việc xây dựng AOP được hiệu quả và tối ưu nhất. 

Bước 2: Phân tích số liệu những năm trước

Bước tiếp theo của bảng kế hoạch AOP chính là sự nhìn lại và đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh trong vài năm trước đây. Thông qua các báo cáo về tài chính, ngân sách,… để có những định hướng cơ bản cho cả quá trình xây dựng một bản AOP hoàn hảo nhất. 

Chính việc phân tích những số liệu của năm trước sẽ giúp doanh nghiệp nắm được giai đoạn cao điểm để tập trung về ngân sách, nhân sự,… để đảm bảo xây dựng một AOP theo hướng toàn diện nhất. 

Bí quyết xây dựng AOP trong kinh doanh hiệu quả

AOP là gì? Bí quyết xây dựng AOP trong kinh doanh hiệu quả

Bước 3: Xác lập mục tiêu thực tế

Việc xác lập những mục tiêu thực tế và phù hợp và quan trọng đối với việc xây dựng kế hoạch đối với AOP. Và để xây dựng các mục tiêu được hiệu quả nhất đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải làm đó là: 

  • Đặt mục tiêu phù hợp để các bộ phận có thể tập trung giải quyết dễ dàng. 
  • Đánh giá và nhìn nhận tình trạng hoạt động hiện tại của từng phòng ban. 
  • Xác định những yếu tố nếu không mang lại hiệu quả trong hoạt động. 
  • Xác định những điều cần thay đổi, khắc phục để mang lại hiệu quả cao. 
  • Đánh giá về cơ cấu tổ chức và thay đổi nếu cần thiết. 
  • Xác định những kết quả để cải thiện và phát triển chung của doanh nghiệp.

Bước 4: Nghiên cứu và xây dựng KPI

Thông qua những kết quả cụ thể đã được vạch ra ở AOP  đòi hỏi doanh nghiệp cần tiếp tục thiết lập những chỉ số đo lường hiệu quả cũng như mức độ hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Khi đó, việc tiếp tục phát triển, xây dựng KPI cũng như các nhiệm vụ cụ thể mà từng phòng ban cần thực hiện. 

Do đó, nghiên cứu và xây dựng KPI chính là điều cần thiết và quan trọng giúp toàn bộ quá trình thực hiện được tập trung vào những yếu tố cốt lõi. 

Bước 5: Xây dựng ngân sách theo tháng

Đảm bảo việc duy trì khả năng tài chính cũng như hoạt động thu chi của một năm, doanh nghiệp cần chia nhỏ ngân sách để quản lý được dễ dàng hơn theo từng tháng. Đồng thời, doanh nghiệp cần lập ngân sách theo từng tháng để đề phòng các trường hợp như tăng giá vốn, không sinh lợi nhuận, mua bán tài sản dài hạn,… mà vẫn đảm bảo đủ ngân sách dự trù cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Bước 6: Dự đoán trước các trường hợp rủi ro

Thông qua dự đoán những rủi ro, trở ngại của AOP là gì trong kế hoạch hoạt động hàng năm sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng đưa ra những giải pháp dự phòng kịp thời, nhanh chóng, hiệu quả nhất. 

Điều này sẽ hạn chế được mức thấp nhất những tổn thất không mong muốn đồng thời duy trì tiến độ cũng như hiệu quả thực hiện của AOP trong doanh nghiệp hiện nay.

Bước 7: Giám sát và theo dõi tiến độ

Đừng quên giám sát và theo dõi tiến độ thực hiện của AOP theo định kỳ để giúp cho doanh nghiệp dễ dàng đánh giá được mức độ hoàn thiện của các mục tiêu đã được đề ra trong AOP. Thông qua đó, nếu có vấn đề hoặc sai sót các doanh nghiệp sẽ nhanh chóng tìm ra những tác nhân đang làm cản trở tiến độ cũng như đưa ra các giải pháp cải thiện phù hợp và kịp thời nhất.

5 bước tạo kế hoạch phát triển nhân viên

Một số thuật ngữ AOP khác thường gặp

Cùng tìm hiểu thêm một số thuật ngữ AOP khác thường gặp hiện nay ngay dưới đây để có thêm những nhận định đúng đắn và chính xác nhất về AOP là gì nhé!

AOP Java là gì

AOP Java là viết tắt của Aspect Oriented Programming Java, có nghĩa là lập trình hướng khía cạnh trong Java. AOP Java là một kỹ thuật lập trình cho phép phân tách chương trình thành các module riêng rẽ, không phụ thuộc nhau. Khi hoạt động, chương trình sẽ kết hợp các module lại để thực hiện các chức năng nhưng khi sửa đổi chức năng thì chỉ cần sửa đổi trên một module cụ thể. 

Để thực hiện AOP trong Java có thể sử dụng các cài đặt cung cấp bởi: AspectJ, Spring AOP, JBoss AOP như AOP với Spring AOP.

AOP Spring là gì

AOP Spring là viết tắt của Aspect Oriented Programming Spring, có nghĩa là lập trình hướng khía cạnh trong Spring Framework. AOP Spring là một kỹ thuật lập trình dùng để tách logic chương trình thành các phần riêng biệt, không phụ thuộc nhau. AOP Spring giúp giải quyết các vấn đề code tangling và code scattering, nâng cao tính tái sử dụng và bảo trì code. Trong Spring AOP, có 4 loại advice được hỗ trợ: Before advice, After returning advice, After throwing advice, Around advice.

Trên đây là toàn bộ cần thiết có liên quan đến khái niệm AOP là gì cũng như vai trò quan trọng của AOP đối với các doanh nghiệp hiện nay. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp các cá nhân, doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt cũng như áp dụng được vào trong thực tế nhằm đem lại những hiệu quả tối ưu nhất cho các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp được bền vững và đạt hiệu quả hơn.

Để có thể dễ dàng xây dựng và phát triển những bản kế hoạch AOP chuẩn xác và có tính tối ưu nhất ngoài đội ngũ nhân lực của doanh nghiệp việc lựa chọn một đơn vị thuê ngoài với trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông minh là điều đang tạo nên xu hướng hiện nay. Đây chính là một giải pháp linh hoạt và dễ dàng đáp ứng những yếu tố thay đổi trong môi trường kinh doanh cũng như đảm bảo độ chính xác cao mà không mất quá nhiều thời gian tìm hiểu về AOP là gì như cách thức truyền thống trước đây. 

Đánh giá 5*, Like, Chia sẻ và Bình luận để động viên chúng tôi !
Đánh giá bài viết:
TƯ VẤN MIỄN PHÍ HOTLINE: 024 5678 0166
02456780166