Kết Nối Với Chúng Tôi No Alt No Alt No Alt No Alt

Hạch toán bảo hiểm xã hội năm 2023 và thông tin cần biết

Quá trình hạch toán bảo hiểm xã hội là một trong những công việc quan trọng hàng đầu của mỗi doanh nghiệp. Cùng với đó, hạch toán lương và các khoản trích theo lương được coi là một trong những chi phí then chốt của các doanh nghiệp. Do đó, rất nhiều những câu hỏi được đặt ra như: Hạch toán bảo hiểm xã hội sẽ như thế nào? Chế độ lương, tiền thưởng, các khoản giảm trừ khác căn cứ vào lương được hạch toán như thế nào? Tỷ lệ khấu trừ các khoản theo lương và quy định trích nộp bảo hiểm của người lao động được xác định ra sao?

Để làm sáng tỏ những nội dung chi tiết về hạch toán lương, bảo hiểm xã hội, mời quý độc giả theo dõi thông tin chi tiết và ví dụ minh hoạ về vấn đề trên trong bài viết sau đây.

Hạch toán trong kế toán là gì?

Hạch toán được hiểu là một hệ thống điều tra quan sát, tính toán, đo lường và sau đó là ghi chép các quá trình kinh tế. Hệ thống này nhằm quản lý các quá trình thực hiện hoạt động doanh nghiệp ngày một chặt chẽ hơn.

Hạch toán kế toán giúp quản lý hoạt động doanh nghiệp chặt chẽ hơn

Hạch toán bhxh là gì? Hạch toán bảo hiểm xã hội là gì? Hạch toán kế toán giúp quản lý hoạt động doanh nghiệp chặt chẽ hơn

Quản lý hoạt động kinh tế vốn là nhu cầu tất yếu và nó đòi hỏi người thực hiện phải tiến hành đồng thời 4 quá trình: quan sát, đo lường, tính toán và ghi chép, Nhờ có thu thập thông tin đầy đủ theo quy trình mà việc quản lý các hoạt động kinh tế diễn ra hợp lý, khoa học hơn.

Cụ thể:

  • Quá trình quan sát: Giúp ghi nhận những tồn tại của đối tượng cần thu thập
  • Quá trình đo lường: Mục tiêu lượng hóa đối tượng cần thu thập với các đơn vị đo lường tổng hợp
  • Quá trình hạch toán: Sử dụng các phép tính, các phương pháp phân tích, tổng hợp với mục đích tiếp tục lượng hóa thành các chỉ tiêu tổng hợp
  • Quá trình ghi chép: Giúp hệ thống hoá và ghi lại từng thời kì, địa điểm phát sinh theo một trật tự nhất định. Quá trình này là căn cứ thông tin và ra quyết định phù hợp.

Hạch toán kế toán được hiểu là môn khoa học thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động của tài sản trong các tổ chức, đơn vị cụ thể. Khác với hạch toán nói chung, hạch toán trong kế toán thường dùng 3 thước đo: thước đo hiện vật, thước đo lao động và thước đo giá trị. Những thước đo này mục đích hướng đến việc phản ánh sự biến động về tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp. 

Hoạt động hạch toán được thực hiện thường xuyên và liên tục tại các doanh nghiệp

Hoạt động hạch toán chênh lệch bảo hiểm xã hội được thực hiện thường xuyên và liên tục tại các doanh nghiệp

Với khái niệm trên, có thể thấy hạch toán nói chung và cách hạch toán bảo hiểm xã hội vốn dĩ đã ra đời từ rất sớm. Ngay từ khi mà quá trình sản xuất chưa phát triển, hạch toán đã được tiến hành bằng những hình thức thức đơn giản để ghi nhớ các thông tin cần thiết.

Payroll là gì? Giải pháp tính lương hiệu quả cho doanh nghiệp

Hạch toán khoản Bảo hiểm xã hội trích theo lương

Hoạt động hạch toán với các khoản bảo hiểm xã hội khác nhau trích theo lương gồm lại gồm những hạng mục chi tiết. Trong đó, những mục cần hạch toán cụ thể của các khoản bảo hiểm xã hội được trích theo lương gồm:

Tính trích các khoản Bảo hiểm, KPCĐ trừ vào chi phí doanh nghiệp

Doanh nghiệp phải hạch toán chi tiết theo từng bộ phận như: Bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý… Nhóm tài khoản 154, 241, 622, 623, 627, 641, 642…: Tiền lương người lao động tham gia bảo hiểm xã hội x 23,5%

  • Có tài khoản 3383 (bảo hiểm xã hội): Tiền lương tham gia BHXH x 17,5%
  • Có tài khoản 3384 (bảo hiểm y tế): Tiền lương tham gia BHXH x 3%
  • Có tài khoản TK 3386 (bảo hiểm thất nghiệp): Tiền lương tham gia BHXH x 1%
  • Có tài khoản 3382 (KPCĐ): Tiền lương tham gia BHXH x 2%

Trích khoản Bảo hiểm trừ vào lương của người lao động

Nợ tài khoản 334: Tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội x 10,5% 

  • Có tài khoản 3383: Tiền lương tham gia BHXH x 8%.
  • Có tài khoản 3384: Tiền lương tham gia BHXH x 1,5%.
  • Có tài khoản 3386 (hoặc 3385): Tiền lương tham gia BHXH x 1%.

Hạch toán bảo hiểm xã hội trích theo lương gồm nhiều hạng mục nhỏ khác nhau

Hạch toán trích bảo hiểm xã hội là gì? 3383 là tài khoản gì? Cách hạch toán bảo hiểm xã hội trích theo lương gồm nhiều hạng mục nhỏ khác nhau

Hạch toán khi cần nộp tiền bảo hiểm xã hội

  • Nợ tài khoản 3383: Số tiền đã trích BHXH (Tiền lương tham gia BHXH x 25,5%).
  • Nợ tài khoản 3384: Số tiền đã trích BHYT (Tiền lương tham gia BHXH x 4,5%).
  • Số tiền đã trích bảo hiểm thất nghiệp (Tiền lương tham gia BHXH x 2%): Nợ tài khoản 3386 (hoặc 3385).
  • Nợ tài khoản 3382: Số tiền đóng kinh phí công đoàn (Tiền lương tham gia BHXH x 2%).
  • Có TK 1111, 1121: Tổng phải nộp gồm tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội x 34%.

Cụ thể: 

  • Nộp cho Cơ quan bảo hiểm là 32%.
  • Nộp cho Liên đoàn lao động tại Quận, huyện: 2%.
  • Hạch toán khoản bảo hiểm xã hội trích theo lương người lao động

Hạch toán khoản thuế TNCN phải nộp (nếu có)

Khi trừ số thuế thu nhập cá nhân phải nộp vào lương của nhân viên:

  • Có số tài khoản 3335: Thuế thu nhập cá nhân.
  • Nợ tài khoản 334: Tính tổng số thuế thu nhập cá nhân khấu trừ.

Hạch toán khi nộp tiền thuế thu nhập cá nhân:

  • Có TK 1111, 1121.
  • Nợ TK 3335 : số Thuế thu nhập cá nhân phải nộp.

Chính sách nhân sự là gì? Những chính sách hay giúp thu hút nhân tài

Hạch toán tiền lương và phụ cấp khác

Doanh nghiệp cần xác định được chi phí cần hạch toán thuộc bộ phận nào để hạch toán một cách chính xác và chi tiết chi phí tiền lương cho từng bộ phận đó. Bên cạnh đó, cần xác định được doanh nghiệp đang áp dụng chế độ hạch toán bảo hiểm xã hội 2023 theo thông tư 133 hay thông tư 200. Do hai thông tư này sẽ khác nhau ở một số tài khoản chi tiết.

Hạch toán để xác định lương và các khoản phụ cấp khác cũng được thực hiện tỉ mỉ

Bút toán điều chỉnh bảo hiểm xã hội, hạch toán chi phí bảo hiểm xã hội để xác định lương và các khoản phụ cấp khác cũng được thực hiện tỉ mỉ

Bảng tính lương hạch toán bảo hiểm xã hội của kế toán như sau:

Dựa theo thông tư 133:

  • Nợ tài khoản 154 – Hạch toán sẽ gồm chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
  • Nợ tài khoản 241 – Hạch toán xây dựng cơ bản còn dở dang
  • Nợ tài khoản 6421 – Hạch toán với chi phí bán hàng
  • Nợ tài khoản 6422 – Hạch toán với chi phí quản lý doanh nghiệp
  • Có tài khoản 334 – Hạch toán phải trả người lao động

Căn cứ vào thông tư 200:

  • Nợ với tài khoản 241 – Hạch toán xây dựng cơ bản dở dang
  • Nợ với tài khoản 622 – Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
  • Nợ với tài khoản 623 – Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công (6231)
  • Nợ với tài khoản 627 – Hạch toán chi phí sản xuất chung (6271)
  • Nợ với tài khoản TK 641 – Hạch toán chi phí bán hàng (6411)
  • Nợ với tài khoản 642 – Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp (6421)
  • Nợ với tài khoản 334 – Hạch toán phải trả người lao động (3341, 3348).

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 2023 được xác định dựa theo nội dung chi tiết trong các thông tư kể trên. Điều này đảm bảo độ chính xác và đúng theo quy định của pháp luật.

Lương Gross & Net là gì? Cách tính lương Gross sang Net chuẩn

Một số trường hợp hạch toán khác

Khi tính tiền bảo hiểm xã hội (trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn,. . .) phải trả cho nhân viên, hạch toán bảo hiểm xã hội gồm:

  • Nợ tài khoản 338 – Hạch toán phải trả, phải nộp khác (3383).
  • Có tài khoản 334 – Hạch toán phải trả người lao động (3341).

Khi nhận được tiền của Cơ quan BHXH trả cho doanh nghiệp

  • Nợ tài khoản 111, 112.
  • Có tài khoản 3383.

Khi trả tiền chế độ BHXH cho nhân viên (thai sản, ốm đau, tai nạn …)

  • Nợ tài khoản: 334.
  • Có tài khoản 111, 112.

Các chứng từ sử dụng để hạch toán bảo hiểm xã hội

Quá trình hạch toán tiền lương đòi hỏi người thực hiện phải đảm bảo độ chính xác cao. Dưới đây, MPHR sẽ giới thiệu một số giấy tờ và chứng từ mà kế toán cần phải lưu ý bao gồm:

Dựa vào những chứng từ theo quy định, việc hạch toán nộp tiền bảo hiểm xã hội sẽ đảm bảo tính chính xác cao hơn.

Dựa vào những chứng từ theo quy định, việc hạch toán nộp tiền bảo hiểm xã hội sẽ đảm bảo tính chính xác cao hơn.

  • Bảng chấm công chi tiết.
  • Bảng thống kê tất cả khối lượng sản phẩm tạo ra.
  • Đơn giá tiền lương tính theo sản phẩm.
  • Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc đã thực hiện.
  • Hợp đồng giao khoán có đóng dấu xác nhận.
  • Danh sách thông tin người lao động theo nhóm lao động thời vụ.
  • Bảng lương đã được phê duyệt.
  • Phiếu chi/ UNC trả lương.
  • Phiếu lương cho từng cá nhân.
  • Bảng tính thuế thu nhập cá nhân của doanh nghiệp.
  • Bảng tính BHXH, BHYT, BHTN.
  • Các quyết định liên quan đến lương, tăng lương, quyết định thôi việc, chấm dứt hợp đồng, thanh lý hợp đồng lao động…
  • Một số hồ sơ giấy tờ khác có liên quan.

Hệ số lương cơ bản theo công thức tính mới nhất năm 2023

Tóm lại, hạch toán nói chung và hạch toán bảo hiểm xã hội nói riêng là công việc được thực hiện để giúp doanh nghiệp xác định rõ chi phí lương cũng bảo hiểm xã hội cho nhân viên. Dựa trên mức chi phí này, doanh nghiệp sẽ có định hướng kinh doanh phù hợp và lưu trữ thông tin một cách chính xác hơn. Quá trình hạch toán sử dụng một số phương pháp cụ thể để phân tích và tổng hợp thông tin cho doanh nghiệp như: điều tra để thống kê, phân tổ, dùng phương pháp chỉ số,… Tất cả các phương pháp sẽ được vận dụng một cách linh hoạt trong quá trình hạch toán.

Trên đây là những thông tin về hạch toán bảo hiểm xã hội cũng như cách để định khoản hạch toán trong kế toán. Nếu thấy nội dung bài viết này hữu ích thì đừng quên chia sẻ nội dung thông tin và đón đọc những bài viết mới nhất của chúng tôi nhé. Gợi ý bài viết “Tuyển dụng và đào tạo nhân sự như thế nào?” các bạn cũng có thể tham khảo ngay bây giờ.

Tags: Hạch toán bảo hiểm xã hội

Đánh giá 5*, Like, Chia sẻ và Bình luận để động viên chúng tôi !
Đánh giá bài viết:
TƯ VẤN MIỄN PHÍ HOTLINE: 024 5678 0166
02456780166