Bạn đã chuẩn bị những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn của mình chưa? Phỏng vấn là buổi gặp gỡ giữa ứng viên và doanh nghiệp để đánh giá mức độ thích hợp về yêu cầu và nguyện vọng trong công việc của đôi bên. Đến cuối buổi, có một câu hỏi luôn xuất hiện, khiến tất cả ứng viên bối rối, ngỡ ngàng: “Bạn có còn câu hỏi gì cho chúng tôi không?”. Nếu lúc này, các bạn trả lời: “Không”, có khả năng nhà tuyển dụng sẽ đánh giá thấp về bạn. Ngược lại, nếu hỏi những câu vô giá trị, nguy cơ bạn bị mất điểm trong mắt người phỏng vấn cũng rất cao. Thế nhưng, thực tế cho thấy rằng không phải ứng viên nào cũng biết những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng, họ cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Bài viết sau của MPHR tổng hợp những câu hỏi và lưu ý nhỏ mà người đi làm hoặc sinh viên đặt câu hỏi cho doanh nghiệp để giúp các bạn chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn tốt nhất.
Thư mục
Tại sao nên chuẩn bị các câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng?
Những ứng viên rèn luyện phỏng vấn thường có phong thái tự tin, đĩnh đạc hơn trước các câu hỏi từ nhà tuyển dụng. Từ đó, họ cũng có tỷ lệ được nhận vào làm việc cao hơn những bạn trả lời ấp úng, trả lời không đúng trọng tâm. Đối với những câu hỏi ngược lại nhà tuyển dụng cũng vậy. Bạn có thể tự chủ động hỏi, không nhất thiết phải đợi đến cuối buổi phỏng vấn. Vậy tại sao chúng ta cần đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng?
Cho nhà tuyển dụng thấy cách bạn tiếp cận công việc
Tất cả nhà tuyển dụng đều thích ứng viên của mình có tính chủ động ngay từ vòng phỏng vấn, bởi chủ động sẽ khiến nhân viên tiến xa và làm việc hiệu quả hơn. Đôi khi, có những ứng viên tương đương nhau về kiến thức chuyên môn, trình độ, nhưng người nào có thái độ làm việc tốt hơn thì sẽ được để ý và ưu tiên hơn. Hơn thế nữa, các câu hỏi còn ảnh hưởng đến quyết định nhận bạn hay không.
Vì sao nên đặt những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng để ghi điểm? Những câu hỏi ngược lại nhà tuyển dụng Nhật Bản như thế nào?
Cho thấy sự quan tâm của bạn đến vị trí tuyển dụng
Mức độ quan tâm của bạn đối với vị trí ứng tuyển được thể hiện qua các câu hỏi về công ty, về những thông tin xung công việc. Mỗi đợt tuyển dụng, doanh nghiệp thường nhận được rất nhiều hồ sơ/ CV của ứng viên. Chính những câu hỏi hỏi ngược lại nhà tuyển dụng sẽ để lại ấn tượng giúp bạn nổi bật hơn so với ứng viên khác.
Làm rõ những thắc mắc của bản thân
Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng cũng chính là làm rõ những thắc mắc của bản thân. Hãy xem bản thân mình cần gì, không cần quá quan trọng độ phức tạp của câu hỏi. Bạn đang còn vướng mắc gì về công việc, cứ thẳng thắn hỏi. Những câu hỏi chân thành, không rập khuôn có thể được xem như điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng, chứng tỏ bạn là người ngay thẳng, chính trực.
Xác định xem bạn có thực sự muốn làm công việc ở đây hay không
Theo kinh nghiệm cá nhân của nhiều ứng viên, có những người rơi vào trạng thái không biết mình có thực sự thuộc về nơi này không bởi họ bị gán mác ứng viên sáng giá nhất, nhưng thực tế mọi yếu tố lại không phù hợp với bản thân. Nếu bạn đã tự tin vào năng lực và chuyên môn, bạn có thể đặt thêm các câu hỏi ngược lại cho người phỏng vấn để mở ra nhiều điều thú vị hơn, biết đâu có thể khơi mào các câu chuyện mới mẻ giúp đôi bên hiểu hơn nhau hơn.
Các vấn đề trong tuyển dụng nhân sự
Những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn
Trong quá trình phỏng vấn, cuối buổi phỏng vấn chính là quảng thời gian dành cho bạn được bày tỏ nguyện vọng, giải đáp các thắc mắc của bản thân. Dưới đây là những nội dung câu hỏi mà bạn có thể hỏi nhà tuyển dụng ở giữa hoặc cuối buổi phỏng vấn nếu bạn cảm thấy phù hợp. Cụ thể cách đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng như sau:
Câu hỏi tìm hiểu về vị trí công việc bạn ứng tuyển
Chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn thật sự quan tâm đến vị trị ứng tuyển bằng những câu hỏi trực tiếp về công việc. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể làm rõ thông tin để tránh những hiểu lầm sau này. Ví dụ, anh/chị có thể cho em biết vị trí này có chế độ đãi ngộ cho nhân viên thử việc, nhân viên chính thức?
Câu hỏi tìm hiểu về doanh nghiệp
- Team của tôi làm việc sắp tới gồm có bao nhiêu người?
- Đội nhóm của tôi có vai trò như thế nào trong công ty?
- Định hướng trong 1 năm tới của phòng sẽ như thế nào?
- Trưởng bộ phận có đánh giá gì về môi trường làm việc?
- Cảm nhận, ý kiến của nhân viên về môi trường làm việc tại công ty?
Những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng liên quan đến doanh nghiệp sẽ được doanh nghiệp đánh giá cao trong cuộc phỏng vấn
Câu hỏi về người phỏng vấn bạn
- Anh/chị gắn bó với công ty được bao lâu rồi
- Anh/chị có thích môi trường làm việc ở đây không
- Anh/chị làm như thế nào để thích nghi và thành công ở công ty?
Câu hỏi về quy trình tuyển dụng
- Sau khi phỏng vấn, em có thể làm việc vào khoảng thời gian nào nếu được trúng tuyển
- Em có thể liên lạc với ai để nhận kết quả buổi phỏng vấn
- Ngoài phỏng vấn buổi hôm nay ra, em có cần phỏng vấn thêm vòng 2 nữa không?
Câu hỏi thể hiện mong muốn phát triển sự nghiệp
- Nếu trúng tuyển, anh/chị mong muốn em phải đạt được mục tiêu công việc nào trong thời gian thử việc
- Ai sẽ là người trực tiếp đánh giá, quản lý công việc của em?
- Thời gian thử việc, đánh giá công việc sẽ diễn ra trong bao lâu?
Cách tuyển dụng nhân sự hiệu quả
Những câu hỏi không nên hỏi nhà tuyển dụng khi phỏng vấn
Bên cạnh những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng, bạn cũng cần lưu ý những vấn đề không nên động đến hay yêu cầu nhà tuyển dụng giải đáp thắc mắc của mình. Dưới đây là những câu hỏi ngược lại nhà tuyển dụng không hề thích.
Câu hỏi về lương khi nhà tuyển dụng chưa nhắc đến
Lương là điều cơ bản ai cũng muốn biết khi phỏng vấn. Tuy nhiên, thay vì tự mở đặt ra các câu hỏi ngược lại nhà tuyển dụng về lương, hay để nhà tuyển dụng trao đổi trước với bản, sau đó bạn có thể thỏa thuận hoặc thắc mắc tùy ý. Đôi lúc hỏi thẳng về lương chứng tỏ bạn là người chỉ làm vì tiền, không có động lực khác trong công việc, gây mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Câu hỏi bạn có thể tự tìm hiểu
Những câu hỏi liên quan đến công ty mà bạn có thể tự “Google” thì không nên đặt cho nhà tuyển dụng. Nếu như bạn hỏi những câu như “Công ty làm về lĩnh vực gì?”, “Giám đốc công ty là ai?”, “Công ty thành lập từ bao giờ” chỉ thể hiện bạn là người không tìm hiểu kỹ thông tin trước khi ứng tuyển, để lại ấn tượng không tốt trong quá trình phỏng vấn, dù bạn có tài năng hay có năng lực chuyên môn cao siêu đến đâu.
Hỏi về vấn đề thăng chức
Mỗi công ty có những tiêu chí đánh giá khác nhau cho từng nhân viên nên lộ trình thăng tiến cũng khác nhau. Bạn có thể công ty có lộ trình thăng tiến rõ ràng không, nhưng không nên hỏi làm bao lâu hoặc phải làm những gì để được thăng chức.
Hỏi về các hoạt động riêng của công ty
Hoạt động nghỉ lễ, đi chơi, giờ nghỉ trưa được bao nhiêu phút nên hạn chế hỏi trong buổi phỏng vấn đầu tiên. Có thể một số nhà tuyển dụng cho rằng bạn là người lười biếng khi cứ mãi hỏi lại nhà tuyển dụng về những vấn đề liên quan đến nghỉ ngơi chứ không phải công việc.
Cách tăng năng suất làm việc cho nhân viên
Tổng hợp những câu hỏi ngược lại nhà tuyển dụng hay nhất 2023
5 chủ đề câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn ghi điểm nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng, hãy cân nhắc áp dụng tùy tình hình bạn nhé! Kết hợp với những lưu ý bên trên, cùng phân biệt đâu là nội dung trọng tâm của buổi phỏng vấn để dễ dàng vượt qua lần gặp gỡ đầu tiên với nhà tuyển dụng. Cùng tham khảo những câu hỏi “đắt giá” nên hỏi nhà tuyển dụng hay nhất sau đây nhé
Câu hỏi về lương
- Mức lương thử việc là bao nhiêu
- Mức lương gross/ lương net?
- Tôi có lương thưởng khi vượt kết quả công việc không?
- Công ty có đóng bảo hiểm cho nhân viên không?
- Công ty có đầy đủ chế độ thưởng Tết, lễ không?
Câu hỏi về lộ trình thăng tiến nghề nghiệp
- Lộ trình thăng tiến sẽ được tính theo mốc thời gian nào
- Dự định phát triển của công ty trong tương lai
Câu hỏi về kỹ năng và kiến thức cần có trong công việc
- Công việc này sử dụng kỹ năng nào chủ yếu nhất
- Công việc này yêu cầu trình độ ngoại ngữ ở mưc
- Tôi có thường xuyên phải đi công tác không?
- Vị trí này trực thuộc phòng ban nào trong công ty?
Câu hỏi về kết quả buổi ứng tuyển
- Khi nào công ty trả kết quả phỏng vấn
- Kết quả phỏng vấn sẽ được gửi mail hoặc được công bố trực tiếp trên website?
Dịch Vụ Tư Vấn Giải Pháp Nhân Sự Của MPHR
Hy vọng chúng ta đã tích lũy cho mình các câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng qua bài viết này. Tuy nhiên, bạn chỉ nên đặt cho nhà tuyển dụng từ 1 đến 2 câu hỏi, tránh hỏi nhiều, hỏi cố. Trước khi ra về, bạn nên cảm ơn và chào nhà tuyển dụng, đây là phép lịch sử tối thiểu khi giao tiếp mà bạn nên chú ý. Hãy cố gắp áp dụng linh những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng để ghi điểm thật tốt trong mắt người đối diện.
Nếu sinh viên đặt câu hỏi cho doanh nghiệp hay bạn đang có nhu cầu giải đáp các thắc mắc liên quan đến nhân sự hãy liên lạc với MPHR – công ty chuyên về nhân sự hàng đầu tại Việt Nam qua hotline 024 5678 0166, hoặc để lại thông tin liên lạc trên website. Với đội ngũ chuyên gia nhân sự có kinh nghiệm lâu năm, chúng tôi sẵn sàng tư vấn giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng về tuyển dụng nhân sự cũng như các vấn đề khác.
>> Tham khảo thêm giải đáp thuật ngữ: Operation Manager là gì
MPHR – Công ty Cung ứng nhân lực và Dịch vụ tuyển dụng nhân sự hàng đầu Việt Nam
– Trụ sở chính: Tầng 10, tòa nhà Sudico, Đường Mễ Trì, Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
– Chi nhánh T.p Hồ Chí Minh: 36-38A Trần Văn Dư, Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh
– Hotline: 024 5678 0166
– Email: admin@mphr.com.vn