Kết Nối Với Chúng Tôi No Alt No Alt No Alt No Alt

OGSM là gì? Sự khác biệt giữa OGSM và OKR

Trong quản trị nhân sự, OGSM là một thuật ngữ còn khá lạ lẫm. Tuy nhiên, hiện nay phương pháp OGSM lại đang được nhiều doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng. Vậy OGSM là gì? Thực tế cho thấy, phương pháp này đã sớm ra đời trong bối cảnh công nghiệp hóa đang phát triển mạnh mẽ. Việc hiểu và áp dụng ogsm không chỉ có tính cập nhật mà còn mang đến nhiều lợi ích cho công ty.

Với những nghiên cứu chuyên sâu của các chuyên gia nhân sự tại MPHR, chúng tôi có sự thấu hiểu rõ nét về thuật ngữ này. Chính bởi vậy, bài viết này chúng tôi sẽ đi cùng các bạn tìm hiểu về thuật ngữ OGSM là gì? Bên cạnh đó là những yếu tố quan trọng khi tiến hành triển khai mô hình OGSM cho doanh nghiệp. Đây chính là bước quan trọng trước khi lựa chọn. Hãy cùng các chuyên gia MHHR  giải đáp thắc mắc và cung cấp những thông tin cần thiết về OGSM nhé

OGSM là gì?

Năm 1950 tại Nhật Bản, OGSM bắt đầu được ra đời và triển khai. Kể từ thời điểm đó, ogsm đã nhận được sự hướng ứng của các công ty. Đặc biệt, Procter & Gamble – một tập đoàn hàng tiêu dùng đa quốc gia của Mỹ cũng đã sử dụng triệt để quy trình này, giúp điều chỉnh hướng đi hiệu quả.

Biểu mẫu OGSM là gì?

Biểu mẫu OGSM là gì?

OGSM được hiểu là cách để tổ chức/cá nhân xác định được mục tiêu, phương hướng thực hiện nhiệm vụ. Đây là công cụ xây dựng chiến lược và đảm bảo mục tiêu được thực hiện theo đúng định hướng đã đề ra.

OGSM là viết tắt của bốn từ trong tiếng anh gồm: objectives, goals, strategies và measurable. Khi xác định rõ bốn đầu mục kể trên, công ty sẽ thiết lập mục tiêu dài hạn và lớn hơn sau đó tiếp tục chia nhỏ các bước để hoàn thành mục tiêu.

OKR là gì? Xây dựng hệ thống OKR hiệu quả nhất?

Ưu và nhược điểm của OGSM

OGSM được sử dụng tại doanh nghiệp được xem là phương pháp quản trị phổ biến nhất, nó có những ưu điểm phải kể đến như:

  • OGSM có một cấu trúc rõ ràng và là mô hình dễ thực hiện.
  • OGSM có thể trình bày một kế hoạch chiến lược ngắn gọn trong một trang
  • Người dùng OGSM có thể xem và báo cáo tiến độ một cách dễ dàng.
  • Tính năng liên kết mọi thứ, OGSM giúp doanh nghiệp bao quát tổng thể và xem xét kế hoạch dài hạn.
  • Tạo lập một danh sách cụ thể nhờ ogsm, đảm bảo mọi thông tin cho nội bộ về kế hoạch của doanh nghiệp được bảo mật.

Ưu điểm của mô hình OGSM

Ưu điểm của mô hình OGSM

Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì khi tìm hiểu ogsm là gì chúng ta cũng có thể nhận thấy nó còn tồn tại một số hạn chế:

  • Doanh nghiệp áp dụng ogsm có thể bị nhầm lẫn giữa mục tiêu, chiến lược, hướng đi và dự án.
  • Cần phải thiết lập thêm một số phần mềm hỗ trợ khác để tận dụng OGSM một cách tối đa nhất.
  • OGSM đôi khi bị dàn trải sẽ khiến chiến lược không thực sự đo lường được các vấn đề trọng tâm.

Nhân viên không thể bổ sung thêm ý tưởng, một số đóng góp có thể bị lãng phí hoặc bỏ qua bởi ogsm được thiết lập một cách tối ưu, ngắn gọn.

Sự khác biệt giữa OKR và OGSM là gì?

OGSM và OKR đều là những công cụ thiết lập kế hoạch chiến lược và quản trị mục tiêu được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Vậy nhưng, cả 2 công cụ này đều có những điểm khác biệt riêng, dựa theo các tiêu chí sau đây:

Tư duy quản trị

OGSM: Được ra đời khá sớm nên công cụ này chịu ảnh hưởng nhiều bởi tư duy quản trị top – down (quản trị từ trên xuống). Bởi thế nên OGSM sẽ có tính ổn định cao và khó tùy chỉnh hơn

OKR: Xây dựng và phát triển dựa trên lý thuyết MBO nên tư duy quản trị khi dùng công cụ này cởi mở hơn. OKR dễ tùy chỉnh và linh hoạt hơn bởi nó có sự tham gia của nhiều cá nhân trong tổ chức.

Phân biệt OGSM và OKR

Phân biệt OGSM và OKR

Mục tiêu nhắm đến

OGSM: Xác định mục tiêu dài hạn và nhất quán với tuyên bố sứ mệnh của doanh nghiệp.

OKR: Mục tiêu ngắn hạn, được xây dựng bởi một nhóm và gắn với kết quả then chốt (bao gồm cả các chỉ số đo lường) để hoàn thành mục tiêu.

Chu kỳ thiết lập

OGSM: Chu kì dài hạn khoảng từ 3 đến 5 năm để hoàn thành mục tiêu.

OKR: Thiết lập theo quý và đánh giá định kì để thay đổi trong quý tiếp theo.

Tóm lại, cả OGSM và OKR đều tập trung vào việc xác định mục tiêu và cách đo lường mục tiêu trong doanh nghiệp. Điểm khác biệt giữa 2 công cụ này là OGSM giúp doanh nghiệp xây dựng mục tiêu chiến lược tổng quát. Từ đó, OKR giúp đồng bộ hoá các mục tiêu riêng lẻ để quản lí hiệu quả của những mục tiêu được đưa ra.

Thiết lập OGSM như thế nào?

Công cụ OGSM là gì đã được đề cập ở phần trên, có thể thấy đây là công cụ dễ thực hiện. Lập kế hoạch OGSM khá đơn giản và yếu tố quan trọng nhất khi thiết lập công cụ này là đảm bảo chính xác các yếu tố như: mục tiêu, đích nhắm, chiến lược và chỉ số đo.

Mục tiêu thiết lập OGSM

Mục tiêu thiết lập OGSM

Cụ thể:

  • Mục tiêu: Thiết lập mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, diễn đạt chúng một cách rõ ràng, ngắn gọn và có tính thử thách trước khi thực hiện.
  • Đích nhắm: Cần đảm bảo rằng những đích nhắm này có thể đo lường được qua tiêu chí SMART.
  • Chiến lược: Hãy chú trọng vào một số chiến lược nhất định và các chiến lược phải linh hoạt, tùy biến theo từng giai đoạn. Mô tả chiến lược cần ngắn gọn, rõ ràng, trọng tâm nhắm vào tăng trưởng, năng suất và nhân lực.
  • Thước đo: Chọn ra 3-5 chỉ số then chốt để đo lường. Nếu chọn sai hoặc chọn quá nhiều chỉ số cũng sẽ khiến bạn mất tập trung dẫn đến làm giảm chất lượng.

Kpi là gì? Chỉ số KPI thế nào là tốt nhất?

Tổng kết lại, khi tìm hiểu ogsm là gì cũng như tất cả các giai đoạn của mô hình này cần được triển khai một cách nhất quán. Những chiến lược được xây dựng cần hỗ trợ tương tác để cùng thực hiện mục tiêu tổng thể. OGSM thông thường sẽ được triển khai từ 3 đến 5 năm với các hoạt động đánh giá và điều chỉnh định kì tùy theo từng công ty. Các yếu tố được lập trong OGSM sẽ được cập nhật thủ công hoặc bằng các công cụ phần mềm. OGSM là gì cùng những ưu điểm của công cụ này đã được MPHR phân tích. Sử dụng công cụ này giúp đơn giản hóa công việc theo dõi mục tiêu doanh nghiệp. Mong rằng với những thông tin trên đây bạn sẽ nhận ra yếu tố then chốt để có được một chiến lược thành công cho doanh nghiệp mình.

Đánh giá 5*, Like, Chia sẻ và Bình luận để động viên chúng tôi !
Đánh giá bài viết:
TƯ VẤN MIỄN PHÍ HOTLINE: 024 5678 0166
02456780166