Kết Nối Với Chúng Tôi No Alt No Alt No Alt No Alt

Production Manager là gì? Tố chất để trở thành một Production Manager

Bạn có biết Production Manager là gì? Vị trí Production Manager rất đặc thù trong mỗi ngành, nhưng đều liên quan đến sản phẩm. Đối với nhiều người, mục tiêu trở thành Production Manager có sức hấp dẫn lớn khiến họ luôn nỗ lực vươn lên. Nghề này không cần bạn có background nhất định ở bất cứ ngành nào. Dù chúng ta đi lên từ lập trình, người kinh doanh, hoặc đơn giản là thiết kế, cũng đều có thể trở thành Production Manager, miễn là trang bị đầy đủ kỹ năng và đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. 

Nghe qua có vẻ dễ dàng nhưng sự thật sẽ khó “nhằn” hơn chúng ta vẫn nghĩ. Rất nhiều thứ cần làm rõ, hiểu sâu và mài dũa theo tháng năm thì mới có thể đạt được như kỳ vọng. Bài viết dưới đây của MPHR sẽ giúp những bạn đọc quan tâm đến Production Manager là gì hiểu thêm các kiến thức cơ bản và nắm được tinh thần các câu hỏi phỏng vấn phổ biến của nhà tuyển dụng.

Production Manager là gì

Khi nhắc đến Production Manager, mọi người thường nghĩ ngay đến ngành IT. Tuy nhiên, Production Manager – Quản lý sản phẩm còn xuất hiện trong tất cả các ngành khác, miễn là tạo ra sản phẩm. Rất khó để đưa ra định nghĩa chính xác và đầy đủ nhất về nghề này, bởi mỗi công ty có nhiệm vụ cũng như yêu cầu khác nhau đối với Production Manager. Nhìn chung, PM là cầu nối giữa Business, Technology và UX/UI. 

  • Business: tập trung vào tối ưu hóa giá trị kinh doanh của sản phẩm
  • Technology: Tích hợp công nghệ để gia tăng giá trị sản phẩm. Đặc biệt trong ngành IT, PM cần hiểu biết cơ bản các nền tảng công nghệ cần thiết để đưa ra quyết định và dự trù thời gian chính xác. 
  • UX/UI: Trải nghiệm người dùng được ưu tiên hàng đầu từ dịch vụ đến sản phẩm. Production Manager luôn biết cách cân bằng các yếu tố để đưa ra quyết định quan trọng, từ đó xây dựng được chiến lược hợp lý đẩy mạnh sự “sống còn” của sản phẩm trên thị trường

Production Manager là gì

Production là gì? Khái niệm Production Manager là gì? Production Manager luôn biết cách kết hợp các yếu tố để tạo ra sản phẩm hoàn hảo trên thị trường 

Công việc này không hề đơn giản, thậm chí còn liên quan đến các mảng khác nhau trong công ty. Nếu như bạn thực sự giỏi và có niềm đam mê với quản lý sản phẩm, hãy tìm hiểu thêm về vị trí này qua những thông tin thú vị dưới đây nhé! Biết đâu tương lại, bạn lại trở thành “Vua sản phẩm” mà ai ai cũng tin tưởng và trầm trồ ngưỡng mộ.

HR manager là gì

Sự khác nhau giữa Production Manager và Project Manager

Thoạt đầu, khi chưa hiểu rõ Production Manager là gì, chúng ta thường hay lầm tưởng về Production manager và Project manager giống nhau. Thế nhưng, hai định nghĩa nghề nghiệp này khác nhau hoàn toàn, nhưng có sự liên kết chặt chẽ. 

Về ý nghĩa

Product là sản phẩm nhất định dành cho một nhóm người dùng. Những người dùng này sẽ nhận được các giá trị từ việc sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. 

Project là dự án, kế hoạch. Người lên kế hoạch về dự án, thực hiện dự án để mang lại kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp. Dự án thường có khoảng thời gian bắt đầu và khoảng thời gian kết thúc rõ ràng. Khi hoàn thành dự án cũ, doanh nghiệp sẽ chuyển sang dự án mới.  

Về vai trò

Production manager là người đảm bảo lên cho sản phẩm được phát triển, quản lý, giám sát, đánh giá các chiến lược tiếp thị, quảng cáo, truyền thông dưới vai trò giám đốc sản xuất. Còn Project manager quản lý dự án, thực hiện các chiến lược do Product manager xây dựng sao cho đúng thời hạn đã đề ra từ trước.

Về trách nhiệm

Để làm việc ở vị trí Production manager, chúng ta bắt buộc phải đưa ra chiến lược phát triển và tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, Project manager có trách nhiệm triển khai các dự án ngắn hạn hoặc dài hạn của doanh nghiệp. 

HRBP là gì? Phân biệt mô hình HRBP và HR truyền thống?

Các công việc chính của Production Manager là gì

Nếu các bạn được cất nhắc lên vị trí Production Manager thì nhất định các bạn phải thực hiện được các công việc sau đây.

Lãnh đạo, quản lý, giám sát

Production Manager là người đứng đầu lãnh đạo đội ngũ nhân viên hoàn thiện các sản phẩm để công ty ra mắt trên thị trường. Người giám sát sản phẩm phải theo dõi từ đầu đến cuối quá trình hoạt động để công việc diễn ra đúng kế hoạch và đạt chất lượng tốt nhất. 

Xây dựng chiến lược

Bằng những thông tin thu thập được, kết hợp với dữ liệu ngành sẵn có, Production Manager cần tận dụng để phát triển kế hoạch chiến lược cho sản phẩm. Kế hoạch này gồm có mục tiêu, sơ đồ sản phẩm, timeline chi tiết. Đặc biệt, điểm quan trọng nhất nằm trong kế hoạch là định hướng và tầm nhìn, đồng thời phân tích thật kỹ sản phẩm của đối thủ. 

Nghiên cứu, phân tích, đưa ra giải pháp

Việc nghiên cứu sản phẩm sao cho tối ưu nhất sẽ giúp cả team giảm bớt những công việc râu ria, ngăn chặn những lỗi không đáng có trong sản phẩm. Một Production Manager có khả năng phát triển kế hoạch theo dạng Product Roadmap Features (tính năng). Ngoài ra, họ cần hiểu về UX/UI nếu muốn sản phẩm tồn tại lâu trên thị trường. 

KPI công việc của Production Manager

Nắm rõ được công việc của vị trí Production Manager là gì, bây giờ hãy cùng xét về KPI công việc cần thực hiện mà bất kỳ Production Manager nào cũng cần phải đạt được.

  • Market Growth Rate (Tỷ lệ tăng trưởng trên thị trường)
  • First Pass Yield – FPY (Tỷ lệ hàng đạt chất lượng sau lần đầu)
  • Quality Index (Chỉ số chất lượng)
  • Overall Equipment Effectiveness – OEE (Chỉ số hiệu quả thiết bị tổng thể)
  • Customer Turnover Rate – CTR (Tỷ lệ doanh thu của khách hàng)

KPI công việc của Production Manager

Production Staff là gì? Production Leader là gì? Production Director là gì? KPI của Production Manager vô cùng đa dạng và tối ưu triệt để

C&B là gì? Vai trò và công việc của chuyên viên C&B

Yêu cầu trình độ với vị trí Production Manager

Người làm vị trí Production Manager cần phải đảm bảo các yêu cầu:

  • Tốt nghiệp Đại học, chuyên ngành Kinh Doanh, chuyên ngành Quản Trị, Marketing
  • Có hiểu biết về chuyên ngành Công nghệ Thông tin là lợi thế
  • Ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc các khâu liên quan đến sản phẩm
  • Khả năng phân tích, tổng hợp, xây dựng chiến lược
  • Khả năng chịu áp lực cao trong công việc 
  • Biết cách lập kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch dài hạn
  • Nhanh nhẹn, sáng tạo, thẳng thắn
  • Kỹ năng làm việc nhóm, làm việc cá nhân

Những kỹ năng cần có của một Production Manager

Trước khi bước tới ghế ngồi Production Manager, chúng ta phải trải qua những công việc đơn giản nhất khi làm việc với sản phẩm. Dù bạn xuất phát từ background nào, giỏi về chuyên môn gì đi chăng nữa thì bạn phải tham gia vào toàn bộ quá trình (process) của một product. 

Những kỹ năng cần có của một Production Manager

Marketing Manager la gì? Production Executive là gì? Product manager là gì? in production là gì? Những kỹ năng cần có của một Production Manager là gì?

Luyện tập xây dựng mindset về product 

Chúng ta hay thắc mắc: “Mindset về product là gì?”. Hiểu rõ về sản phẩm mình cần làm là gì? Bắt nguồn từ đâu? Nó giải quyết vấn đề gì cho khách hàng? Tất cả những điều này chính là mindset (nhận thức) về sản phẩm. 

Bên cạnh đó, Production Manager sẽ biết phân tích SWOT của sản phẩm, nắm rõ điểm khác biệt so với đối thủ. Có như vậy, họ mới có thể lên chiến lược tung “đứa con tinh thần” ra thị trường một cách thành công và rực rỡ nhất. 

Trau dồi khả năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm

Trong bất kỳ ngành nghề nào, kỹ năng làm việc đội nhóm cũng rất cần thiết. Nghiên cứu chỉ ra rằng 85% tỷ lệ thăng tiến trong sự nghiệp mỗi người đến từ EQ (trí tuệ cảm xúc) chứ không phải IQ. Càng lên cao, khả năng giao tiếp và mối quan hệ của bạn với mọi người càng quan trọng, chuyên môn cao lúc này chỉ là nền tảng tất yếu phải có sẵn. Người làm quản lý giỏi không phải là người giỏi nhất, mà là người tìm ra được những người giỏi nhất và gắn kết họ lại với nhau, tạo thành khối thống nhất để thúc đẩy công việc. 

Muốn trở thành quản lý, hãy học từ những vị quản lý đi trước

Lúc chập chững vào nghề, ai cũng cần cho mình một người dẫn lối, dẫn dắt mình đi đúng hướng, như vậy bạn sẽ có thêm động lực và cơ hội tiến gần hơn đến vị trí Product Manager. Nếu bạn chưa có networking, hãy tự trở thành mentor của chính mình bằng cách học hỏi từ những người mà bạn thần tượng trong ngành ở trên mạng xã hội, trên website, từ đó có thể xin họ chỉ giáo qua những lần tương tác online. 

Một số câu hỏi phỏng vấn Production Manager thường gặp

Khi ứng tuyển vào vị trí Production Manager, ngoài việc hiểu rõ công việc, kỹ năng của Production Manager là gì thì các bạn nên chuẩn bị sẵn bộ câu hỏi phỏng vấn sau đây.

  • Bạn hãy phân biệt sự khác nhau giữa Production và Project Manager?
  • Phòng phát triển sản phẩm sẽ làm gì để phối hợp với các phòng ban khác?
  • Câu hỏi tình huống: Nếu đến hạn tung sản phẩm ra thị trường nhưng sản phẩm chưa hoàn thì bạn sẽ xử lý như nào?
  • Trong trường hợp xuất hiện sự bất đồng quan điểm giữa các team phát triển sản phẩm, bạn sẽ làm gì?
  • Bạn đã từng quản lý dự án phát triển sản phẩm nào chưa? Bạn thấy dự án mình chịu trách nhiệm thành công ở mức độ nào?
  • Giữa chất lượng, giá cả hoặc độ phổ biến của sản phẩm, yếu tố nào được bạn coi trọng nhất?
  • Điều gì tạo nên sự khác biệt của sản phẩm bên bạn so với sản phẩm của đối thủ trên thị trường?
  • Theo bạn, đâu là thế mạnh của công ty chúng tôi?

Những nghề nghiệp liên quan đến Production Manager

Người làm công việc Production Manager có thể thăng tiến ở những vị trí khác nhau trong doanh nghiệp. Hãy cùng MPHR tìm hiểu những vị trí công việc sau của Production Manager.

Vị trí trưởng nhóm sản xuất

Vị trí trưởng nhóm sản xuất cần đảm bảo những đầu việc sau: lập kế hoạch sản xuất, đảm bảo quá trình làm việc diễn ra đúng tiến độ. Bên cạnh đó, trưởng nhóm phải quản lý nhân viên và giúp họ phát triển. Trên trưởng nhóm còn có quản lý chung và các giám đốc, nên người làm vị trí này cũng phải báo cáo công việc thường xuyên. 

Vị trí quản lý sản xuất

Một quản lý sản xuất chịu trách nhiệm giám sát và nâng cao hiệu quả công việc của bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp. Họ luôn tìm cách cải thiện hiệu suất công việc, đánh giá thiết bị, quy trình và chất lượng công việc của công nhân viên. Quản lý sản xuất thường làm việc trực tiếp với các giám sát sản xuất để nắm được tình hình thực tế tại xưởng.

Vị trí giám đốc sản xuất

Giám đốc sản xuất là vị trí ai ai cũng mơ ước đạt đến nếu đã bước vào con đường Production Manager. Tuy nhiên, giám đốc sản xuất cần có khả năng chịu đựng áp lực, kỹ năng quản lý, thu phục lòng người bên cạnh giỏi chuyên môn và có năng lực xuất sắc. Có những người cần đến 7 năm mới có thể đạt được vị trí, nhưng có những người chưa cần đến 7 năm, miễn là chúng ta rèn luyện và phấn đấu chăm chỉ. 

Operation Manager là gì? Vai trò và nhiệm vụ của Operation Manager

Trên đây, MPHR đã chia sẻ những kiến thức cơ bản để giúp các bạn hiểu được Production Manager là gì đơn giản và dễ hiểu nhất. Khi đã lên đến cấp quản lý, bạn sẽ không cần lo đến lương thưởng bởi công ty nào cũng muốn giữ chân người tài bằng những chế độ đãi ngộ tuyệt vời. Hy vọng bạn đọc đã trang bị thêm thông tin về Production Manager là gì để chuẩn bị thật kỹ lương cho tương lai của chính mình. 

Nếu bạn đang có nhu cầu “săn” nhân tài Production Manager, hoặc cần tìm hiểu các dịch vụ liên quan đến nhân sự, hãy điền thông tin liên lạc trên website hoặc liên hệ vào hotline 024 5678 0166 để được tư vấn miễn phí 24/7.

Thông tin liên hệ:

MPHR – Công ty Cung ứng nhân lực và Dịch vụ tuyển dụng nhân sự hàng đầu Việt Nam

– Trụ sở chính: Tầng 10, tòa nhà Sudico, Đường Mễ Trì, Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

– Chi nhánh T.p Hồ Chí Minh: 36-38A Trần Văn Dư, Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh

– Hotline: 024 5678 0166

– Email: admin@mphr.com.vn

Tags: Production Manager là gì

Đánh giá 5*, Like, Chia sẻ và Bình luận để động viên chúng tôi !
Đánh giá bài viết:
TƯ VẤN MIỄN PHÍ HOTLINE: 024 5678 0166
02456780166