Kết Nối Với Chúng Tôi No Alt No Alt No Alt No Alt

Staff Turnover là gì? 5 giải pháp giúp giảm tỷ lệ Staff Turnover

Nhân lực luôn là cánh tay phải đắc lực làm nên thành công của một doanh nghiệp. Vì thế hiện tượng Staff Turnover từ trước tới nay luôn được các doanh nghiệp quan tâm và chú trọng. Vậy Staff Turnover là gì? Staff Turnover là thuật ngữ được sử dụng trong quản trị nhân lực, trong tiếng Việt thuật ngữ Staff Turnover được dịch ra có nghĩa là lượng nhân viên nghỉ việc tại một doanh nghiệp hay một công ty.

Nếu một công một công ty có chỉ số đo lường Staff Turnover càng cao, thì chứng tỏ vấn đề về nhân sự và chất lượng của doanh nghiệp/công ty đó đang gặp vấn đề và cần phải khắc phục. Khi nhân sự nghỉ việc sẽ gây khó khăn không ít cho công ty, đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp tới công việc nhân sự đảm nhiệm, làm gián đoạn các khâu trong nhóm, kéo theo hệ lụy ảnh hưởng cho các khâu lân cận như quản lý và tuyển dụng. Vậy là một quản trị nhân lực của doanh nghiệp bạn đã thực sự hiểu và biết về Staff Turnover là gì chưa? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ và nắm được vai trò của Staff Turnover, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó là gì và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng tìm hiểu dưới bài viết này nhé.

Staff Turnover là gì?

Trong tiếng anh hai thuật ngữ Staff Turnover và Employee turnover có nghĩa tương đồng với nhau và được dịch chính xác theo nghĩa tiếng Việt Nam là: Lượng nhân viên nghỉ việc.

Lượng nhân viên nghỉ việc hay lượng nhân viên rời bỏ công ty luôn là vấn đề trăn trở của các doanh nghiệp rõ hơn là đối với khâu quản trị nhân lực. Không một công ty hay doanh nghiệp nào muốn thay đổi nhân viên mới. Vậy nên khi nhân viên nghỉ việc điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp mất đi một nhân sự, và điều này làm ảnh hưởng đến biên độ lợi nhuận của doanh nghiệp nói chung và năng suất công việc nói riêng. Khi một nhân viên nghỉ việc, khối công việc sẽ bị tồn đọng, ảnh hưởng đến tiến độ công việc và đội nhóm.

Khái niệm Staff Turnover là gì?

Khái niệm Staff Turnover là gì?

Đặc biệt hơn nếu nhân viên đó nắm giữ vai trò và trách nhiệm lớn trong công ty thì khi nhân viên nghỉ việc, công ty sẽ rất khó khăn trong thời gian sau đó để vừa đi tìm nhân tài thay thế phù hợp và vừa mất thời gian để nhân viên mới làm quen với văn hóa, môi trường và công việc tiếp ứng.
Trong quản trị nhân lực, bên cạnh khái niệm Staff Turnover thì cái tên Turnover rate cũng luôn được nhắc đến song song. Vậy Turnover rate là gì, hãy cùng xem tiếp ở khái niệm sau đây.

Các vấn đề trong tuyển dụng nhân sự

Vậy Turnover rate là gì?

Khái niệm Turnover rate

Cái tên Turnover Rate luôn luôn được mọi người nhắc đến khi nói về Staff Turnover.

Turnover Rate có nghĩa là: “Tỉ lệ thôi việc” là số lượng nhân viên chính thức nghỉ việc tại công ty trong một thời gian nhất định. Tỷ lệ thôi việc bao gồm cả nghỉ việc tự nguyện và nghỉ việc bắt buộc.

Turnover Rate là gì? Sự khác biệt giữa Turnover Rate và Staff Turnover là gì?

Turnover Rate là gì? Sự khác biệt giữa Turnover Rate và Staff Turnover là gì?

Cách tính Turnover Rate (tỉ lệ thôi việc)

Tỉ lệ thôi việc (Turnover Rate) được tính bằng công thức sau: 

  • Tỷ lệ thôi việc (theo %) = Số nhân viên nghỉ việc (%)/ tổng số nhân viên của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian.

Ngoài ra ta có chi tiết tính theo tháng và năm như sau: 

  • Tỷ lệ thôi việc hàng tháng (theo %): [L/(số nhân viên làm việc đầu tháng + số nhân viên làm việc cuối tháng)/2]x100
  • Tỷ lệ thôi việc hàng năm (theo %): [L/(số nhân viên làm việc đầu năm + số nhân viên làm việc cuối năm)/2]x100

Trong đó, L là số nhân viên nghỉ việc (trong tháng hoặc năm) và thông thường các doanh nghiệp sẽ chọn cách tính tỷ lệ thôi việc hàng năm vì khoảng thời gian đủ dài và số liệu đủ lớn.  Tỷ lệ thôi việc được xem là công cụ để doanh nghiệp quản trị nhân lực, nắm được tình hình biến động nhân sự và đo lường được chất lượng doanh nghiệp có giữ chân và hấp dẫn nhân sự giỏi hay không? 

Tỷ lệ thôi việc càng cao, thì doanh nghiệp càng phải xem xét lại chuyên môn công việc, các chính sách ưu đãi cũng như sức hấp dẫn của doanh nghiệp có phù hợp với nhân sự.

Vai trò của Staff Turnover là gì?

Trong quản trị nhân sự và đặc biệt trong cương vị là nhà tuyển dụng, chắc hẳn ai cũng thấy được vai trò và tầm quan trọng của Staff Turnover. 

Staff Turnover đưa ra con số đo lường được số lượng nhân viên rời bỏ doanh nghiệp, vì thế đây là đầu mối quan trọng giúp Doanh nghiệp nhận định và tìm ra được lỗ hổng hiện tại không giữ chân và thu hút được nhân sự. Nếu Staff Turnover quá cao, doanh nghiệp càng phải gấp rút tìm ra khuyết điểm trong từng mảng, ví dụ như chính sách, công việc, môi  trường, văn hóa, hỗ trợ, tuyển dụng,….. có đang đáp ứng và phù hợp với nhân viên hay không? Từ đó nhanh chóng giải quyết nhanh chóng hiện tượng Staff Turnover. 

Chỉ số Staff Turnover đóng vai trò quan trọng nói lên chất lượng và năng lực của bộ phận nhân sự nói chung và đội ngũ tuyển dụng nói riêng. Đội ngũ tuyển dụng là cơ quan phối hợp trực tiếp và đầu tiên với ứng viên. Vì thế Turnover trong tuyển dụng cũng là vấn đề được quan tâm, khi phỏng vấn nhà tuyển dụng cần chọn lọc hồ sơ, đánh giá kỹ càng và chính xác năng lực chuyên môn của ứng viên,  thông qua câu trả lời hoặc bài test. Hành động này nhằm không để tình trạng đánh giá thiếu hoặc sót khả năng của ứng viên. Từ đó dẫn tới nhân viên vào làm và nghỉ việc vì không đáp ứng được yêu cầu mà doanh nghiệp đưa ra và tạo nên hiệu ứng Staff Turnover. 

Staff Turnover đóng vai trò là nhà thông báo cho doanh nghiệp biết sự mất mát nhân lực và người khắc họa viễn cảnh ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong thời gian tương lai. Điều này giúp ích và báo động cho doanh nghiệp biết để kịp thời đối phó, xử lý về vấn đề công việc tồn đọng và tìm nhân sự mới thay thế.

Các dạng nhân viên thường rời bỏ công ty

Việc nghỉ việc, hay nhân viên rời bỏ công ty là điều hết sức bình thường và thường xuyên xảy ra ở tất cả các doanh nghiệp/công ty. Không có công ty nào đáp ứng hoàn hảo 100% cho tất cả nhân viên, bên cạnh đó nhu cầu của mỗi nhân viên là khác nhau. Vì vậy nhân viên rời bỏ công ty cũng xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Sau khi đã tìm hiểu về vai trò của Staff Turnover là gì thì dưới đây, hãy cùng MPHR tham khảo một số trường hợp và các dạng nhân viên thường rời bỏ công ty. 

Đứng từ góc nhìn của doanh nghiệp chúng ta có thể chia làm hai dạng nhân viên bỏ rơi công ty:

Thứ nhất chúng ta nói đến dạng nhân viên rời bỏ công ty là do bắt buộc, có nghĩa là bị doanh nghiệp/ công ty sa thải. Đối với dạng này lý do cho nghỉ việc sẽ thường được kể đến như: không phù hợp và không đáp ứng được nhu cầu về công việc mà doanh nghiệp đưa ra, hoặc do nhân viên vi phạm quy định cấm của công ty hay phạm vào quy chế của công ty. 

Dạng thứ hai chúng ta kể đến đó là nhân viên rời bỏ công ty theo hướng tự nguyện, có nghĩa là vì lý do bắt nguồn từ cá nhân hoặc công ty mà nhân viên có mong muốn làm đơn xin nghỉ việc. Thường những dạng này, nhân viên sẽ và có ý định nghỉ và nộp đơn đề xuất nghỉ theo đúng luật lao động mà công ty đưa ra. 

Các dạng nhân viên thường rời bỏ công ty

Từ hai dạng trên, chúng ta có thể phân tách thành hai khía cạnh từ góc nhìn của nhân viên

Khía cạnh thứ nhất: Nhân viên rời bỏ công ty theo mong muốn: Trường hợp này có nghĩa, phía đại diện công ty muốn cho nhân viên nghỉ, để tìm nguồn ứng viên/ nhân viên mới thay thế đem lại lợi nhuận và phát triển hơn cho công ty 

Khía cạnh thứ 2: Nhân viên rời bỏ công ty không mong muốn: Có nghĩa nhân viên này mang lại nhiều lợi nhuận và phát triển cho công ty, nếu nhân viên này rời đi sẽ làm biến động đến hiệu suất của doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến quá trình làm việc và doanh nghiệp không mong muốn nhân viên rời đi. 

Nguyên nhân dẫn đến Staff Turnover (nhân viên nghỉ việc)

Số lượng nhân viên nghỉ việc nhiều, hiệu ứng Staff Turnover càng tiếp diễn thì hiệu suất kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp càng giảm sút và nếu dẫn đến dài không có phương án xử lý thì có nguy cơ dẫn đến phá sản và đóng cửa doanh nghiệp. Vì vậy tìm ra nguyên nhân dẫn đến Staff Turnover trong quá trình quản trị nhân lực và tuyển dụng là vô cùng cấp bách, cần thiết và quan trọng đối với các doanh nghiệp.

Một nhân viên nghỉ việc cũng làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp, vì thế hãy là doanh nghiệp thân thiện, tiếp xúc gần nhất với nhân viên để hiểu nhân viên và đưa ra những chính sách tốt nhất để giữ chân nhân viên lâu nhất. 

Nguyên nhân dẫn đến Staff Turnover (nhân viên nghỉ việc)

Nguyên nhân dẫn đến Staff Turnover là gì?

Vậy bạn đã biết nguyên nhân dẫn đến Staff Turnover chưa, nếu chưa hãy cùng chúng tôi điểm qua một số nguyên nhân đã được ghi nhận từ các chuyên gia nhé. 

Sai lầm từ nhà tuyển dụng

Bước đầu tuyển dụng luôn là khâu vô cùng quan trọng của từng doanh nghiệp, vì đây là bước quyết định 70% chất lượng nhân viên cho công ty. Vì vậy nếu bộ phận tuyển dụng có những sai lầm dù là nhỏ thôi cũng đủ hình thành nguyên nhân khiến nhân viên nghỉ việc sau này. 

Đơn cử như quá trình tuyển dụng, nhà tuyển dụng nhìn nhận năng lực của nhân viên sai lệch, điều này sẽ dẫn đến nhân viên mới không đáp ứng đủ kỳ vọng của doanh nghiệp đưa ra trong quá trình làm thực chiến. Sai lầm của nhà tuyển dụng không những dẫn đến nhân viên rời bỏ công ty mà còn làm tốn thời gian của cả hai bên. Vì thế là nhà tuyển dụng thông thái, bạn nên chú trọng phần này nhé. 

Văn hoá doanh nghiệp không phù hợp, thiếu sự gắn kết

Một nguyên nhân dẫn đến nhân viên nghỉ việc đó là văn hóa doanh nghiệp không phù hợp và thiếu sự gắn kết. Văn hóa doanh nghiệp là một trong những tiêu chí được một số bộ phận nhân viên đặt lên hàng đầu. Nếu doanh nghiệp của bạn có xảy ra hành động nhỏ khiếm nhã, lời nói to tiếng, nói xấu sau lưng, xô xát trong quá trình làm việc hay cấp trên soi mói khó tính luôn bóc lột sức lao động của nhân viên thì ngay lập tức nhân viên sẵn sàng rời bỏ doanh nghiệp dù cho công việc có tốt. 

Bên cạnh đó, nhu cầu về cảm xúc của nhân viên cũng rất quan trọng, nếu môi trường làm việc không hòa đồng, thiếu đi sự gắn kết giữa sếp và nhân viên, sự thân thiện giữa đồng nghiệp với nhau, luôn tạo cảm giác cho nhân viên sự lạc lõng, tâm trạng tiêu cực, buồn tẻ thì đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nhân viên rời bỏ doanh nghiệp. 

Bạn nên nhớ, hiện tại có hàng trăm hàng nghìn doanh nghiệp đáp ứng đủ nhu cầu cho nhân viên của bạn, họ có rất nhiều sự lựa chọn và chỉ cần một lý do nhỏ tại văn hóa doanh nghiệp của bạn không phù hợp với họ thì nghiễm nhiên họ nghỉ việc là chuyện xảy ra sớm muộn.

Chế độ đãi ngộ không tốt

Mức thu nhập là cái quan trọng mà nhân viên đi làm chú tâm, nếu chế độ đãi ngộ không tốt so với mức lao động họ bỏ ra thì chắc chắn đây là nguyên nhân trực quan khiến nhân viên nghỉ việc. Nếu nhân viên không nhận được mức lương thỏa đáng thì doanh nghiệp của bạn rất khó giữ chân và thu hút được nhân tài về công ty. 

Hãy để tâm đến vấn đề này nhé, nếu bạn đáp ứng được nhu cầu phù hợp với mức lao động của nhân viên bạn bỏ ra thì chắc chắn nhân viên sẽ luôn gắn bó và cống hiến hết mình vì công ty nhé. 

Không có lộ trình phát triển, thiếu tương lai

Nguyên nhân cuối cùng mà chúng tôi muốn nhắc đến đó là do doanh nghiệp không đưa ra lộ trình phát triển cho nhân viên và không có đường hướng phát triển tương lai. 

Nhân viên đi làm sau một thời gian mà không được đưa vào lộ trình thăng tiến thì rất dễ nảy sinh chán nản, không có hứng thú với công việc và không muốn cống hiến. Một chuỗi nguyên nhân đó sẽ dẫn đến nhân viên muốn nhảy việc, nghỉ việc ở doanh nghiệp để tìm doanh nghiệp khác phát triển tốt hơn. Đối với những nhân viên có tiềm năng và thực lực cao, nếu không có lộ trình thăng tiến rõ ràng, họ sẽ nhanh chán và mong muốn tìm một nơi khác tốt hơn.  

Bên trên chỉ là những lý do thường gặp xảy ra dẫn đến Staff Turnover xảy ra.  Bên cạnh đó còn vô vàn những lý do nhỏ khác như từ công ty, từ đồng nghiệp, từ lý do cá nhân, từ công việc, năng lực hay đơn giản là từ định hướng cá nhân thay đổi của họ. Nhưng dù lý do gì, nhưng nếu doanh nghiệp muốn phát triển lớn mạnh và thu hút được nhiều nguồn nhân lực tài ba. Bạn hãy tìm hiểu kỹ nguyên nhân tiềm ẩn xảy ra Staff Turnover ở chính doanh nghiệp của bạn. Để khắc phục và dẫn công ty lớn mạnh, phát triển hơn nữa nhé. 

9 lý do tại sao nhân viên rời bỏ công việc

Giải pháp giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ việc trong doanh nghiệp

Nắm rõ được khái niệm, vai trò và nguyên nhân dẫn đến Staff Turnover là gì thì chúng ta cần phải đưa ra được biện pháp để khắc phục. Sau đây là những giải pháp giúp giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ việc trong các công ty. Hãy cùng tham khảo nhé.

Chọn lựa đúng người phù hợp ngay khi tuyển dụng

Lựa chọn đúng người, đúng năng lực vào đúng vị trí công việc là giải pháp đầu tiên mà nhà tuyển dụng phải làm để giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ việc trong doanh nghiệp. Trong quá trình tuyển dụng, bộ phận tuyển dụng cần có những bài test và đưa ra những câu hỏi để dựa vào câu trả lời của ứng viên để nhận định được năng lực của ứng viên có phù hợp với vị trí mà công ty đưa ra. Ngoài dựa vào năng lực, bộ phận tuyển dụng hãy tìm hiểu sở thích, thói quen, để ý đến cử chỉ, hành động và thái độ để biết được độ cầu tiến cũng như mức độ phù hợp với văn hóa doanh nghiệp của mình. 

Giải pháp giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ việc trong doanh nghiệp

Những hành động tuy nhỏ trong phỏng vấn nhưng cũng là thước đo, đo lường mức độ phù hợp và lựa chọn đúng người cho nhu cầu doanh nghiệp đang cần và giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ việc. 

Khảo sát độ hài lòng của nhân viên hiện tại

Hãy nên nhớ rằng thời gian làm việc sẽ xảy ra rất nhiều vấn đề làm cho nhân viên thay đổi định hướng công việc. Vì thế hãy khảo sát độ hài lòng của nhân viên hiện tại một cách thường xuyên, để hiểu rõ nhân viên đang mong muốn điều gì từ doanh nghiệp, cần sửa đổi gì hoặc thay đổi chính sách gì. Từ những khảo sát đó, doanh nghiệp có thể thấu hiểu nhân viên hơn, cải thiện được những lỗ hổng trong quản lý nhân sự. Đồng thời tạo nên sự gắn kết giữa công ty và nhân viên. Từ đó giảm thiểu được tỷ lệ nhân viên rời bỏ doanh nghiệp. 

Trao đổi với nhân viên có ý định nghỉ việc để biết nguyên nhân

Doanh nghiệp quan tâm và sát sao với nhân viên có ý định nghỉ việc để biết nguyên nhân sẽ là biện pháp giảm thiểu được tỷ lệ nhân viên nghỉ việc, đồng thời còn có thể níu kéo được nhân sự ở lại. 

Khi doanh nghiệp trao đổi với nhân viên khi có ý định nghỉ việc, sẽ giúp cho nhân viên được thỏa lòng bày tỏ ý kiến của mình, từ đó doanh nghiệp hiểu được lý do đến từ đâu. Từ đó doanh nghiệp có thể lên phương án sửa đổi hoặc thay thế để phù hợp với nhân viên. Tuy nhiên, nhân viên nghỉ việc cũng đến từ nhiều lý do khách quan và chủ quan, vì thế mà là doanh nghiệp chuyên nghiệp, bạn hãy nghe và chọn lọc những lý do hợp lý để xử lý phù hợp với chính sách của công ty và phù hợp cho cả nhân viên. 

Xây dựng hoạt động tuyển dụng cùng chiến lược phát triển doanh nghiệp

Một biện pháp để giảm thiểu được tỷ lệ Turnover Rate xảy ra đó là lên kế hoạch hoạt động tuyển dụng song song cùng chiến lược phát triển doanh nghiệp. Tuyển dụng là bộ phận đưa nhân lực về cho doanh nghiệp, nguồn nhân lực đóng vai trò nòng cốt trong sự trưởng thành và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy cần có kế hoạch xây dựng hoạt động tuyển dụng đi đôi với chiến lược phát triển doanh nghiệp. Vấn đề nhân lực và chiến lược phát triển doanh nghiệp là hai vấn đề luôn luôn song hành cùng nhau để đưa công ty trở nên lớn mạnh. Công ty phải có đủ nhân lực mới có thể tham gia phát triển doanh nghiệp, và ngược lại doanh nghiệp muốn phát triển cần phải có đội ngũ nhân lực làm việc. 

Nâng cao trình độ quản trị nhân sự cho cấp lãnh đạo

Nghệ thuật quản trị nhân sự là một trong những bài học mà bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng cần học và nâng cấp mỗi ngày. Là cấp lãnh đạo, người trực tiếp làm việc với nhân viên, bạn cần nâng cao trình độ quản trị để nâng tầm kiến thức của chính bản thân mình và sau đó là để hiểu hơn về nhân viên của mình. Ngoài ra khi nâng cao trình độ quản trị nhân sự bạn có thể phối hợp với nhân viên của mình dễ hơn, xử lý vấn đề tinh tế hơn và đặc biệt là được nhân viên kính trọng. Đây cũng là một tiêu chí và là một điểm cộng để đưa vào quá trình giảm thiểu tối đa nhân viên nghỉ việc ở doanh nghiệp.

6 cách quản lý sai lầm khiến nhân viên rời bỏ công ty

Staff Turnover là thuật ngữ được dùng nhiều nhất trong quản trị nhân lực. Như chúng ta biết nhân lực là cánh tay phải đắc lực của tất cả các doanh nghiệp. Bên trên là bài viết để bạn hình dung tổng quát nhất về thuật ngữ Staff Turnover là gì. Từ những dòng chia sẻ bên trên, chúng tôi tin chắc rằng bạn đã nắm được Staff Turnover là gì cũng như hiểu sâu hơn về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng Staff Turnover, biết thêm về các dạng nhân viên rời bỏ doanh nghiệp cũng như biết sử dụng biện pháp giảm thiểu tình trạng Staff Turnover xảy ra. Hy vọng với những kiến thức mà chúng tôi cung cấp, sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn luôn vững mạnh và phát triển, có thể ứng dụng những biện pháp giảm thiểu tỷ lệ nhân viên nghỉ việc từ đó giữ chân được nhân sự nòng cốt, thu hút được nhiều nhân sự hơn và giảm thiểu được tỷ lệ nhân viên nghỉ việc.

Chúc các bạn thành công và phát triển!

Tags: Staff Turnover là gì

Đánh giá 5*, Like, Chia sẻ và Bình luận để động viên chúng tôi !
Đánh giá bài viết:
TƯ VẤN MIỄN PHÍ HOTLINE: 024 5678 0166
02456780166