Học thuyết Maslow được sử dụng khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực nhân sự. Ứng dụng những yếu tố của tháp nhu cầu Maslow trong quản lý nhân sự sẽ giúp cho doanh nghiệp khai thác được những yếu tố tiềm năng của nguồn nhân lực hiện có. Đây được coi như một công cụ phục vụ đắc lực cho việc quản trị doanh nghiệp.
Tìm hiểu các cấp độ của tháp nhu cầu Maslow là gì sẽ giúp bạn đánh giá và có cái nhìn tổng quan hơn về lĩnh vực nhân sự. Tháp Maslow được hiểu trong lĩnh vực nhân sự đó là việc đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của nhân viên như: ăn, mặc, ở, đi lại… Đồng thời tháp Maslow cũng gợi ý giúp cho bạn vận dụng lý thuyết này vào trong quản trị doanh nghiệp. Hãy cùng theo dõi nhé!
Thư mục
Tháp nhu cầu Maslow là gì?
Về cơ bản, Tháp nhu cầu Maslow (tiếng Anh) được biết đến là một lý thuyết về tâm lý học được nhà tâm lý học nổi tiếng Abraham Maslow nghiên cứu và phát triển. Từ năm 1943, tháp Maslow đã được dùng để mô tả về tâm lý và động cơ của con người thông qua mô hình tòa tháp với 5 tầng. Mỗi tầng của tháp sẽ phản ánh nhu cầu của con người theo từng mức độ phức tạp khác nhau.
Càng lên cao phía ngọn ngọn tháp thì nhu cầu của con người càng được thể hiện cao hơn.
Các cấp độ của kim tự tháp Maslow tính từ thấp đến cao
Nhu cầu sinh lý
Nhu cầu này thuộc phần đáy tháp và là một nhu cầu căn bản nhất của con người để có thể duy trì được sự sống. Những nhu cầu để thỏa mãn sự sống như: ăn, mặc, đi lại,… cần phải đảm bảo là yêu cầu đầu tiên cho nhân viên.
Nhu cầu được an toàn
Theo sự phát triển nhu cầu con người thì khi nhu cầu sinh lý đã được đáp ứng thì nhu cầu được an toàn sẽ được ưu tiên. Nhu cầu an toàn trong tháp nhu cầu Maslow gồm: sức khỏe, thể chất, an ninh gia đình, việc làm, an ninh tài chính,…
Nhu cầu xã hội
Con người sẽ tập trung sự chú ý của mình hơn vào nhu cầu kết nối xã hội khi những nhu cầu trên được đáp ứng. Nhu cầu hòa nhập vào cộng đồng, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè nếu không được đáp ứng sẽ khiến họ lo lắng, cô đơn và rơi vào trầm cảm.
Nhu cầu được kính trọng
Cũng giống như nhu cầu được kết nối về tình cảm, nhu cầu được kính trọng trong văn hóa doanh nghiệp cần được xây dựng. Trong học thuyết Maslow, nhu cầu được kính trọng có thể được thực hiện thông qua cảm xúc và giao tiếp như: cảm giác tự trọng, được người khác tôn trọng, sự thành thạo, độc lập, tự tin, tự do, năng lực,…
Nhu cầu thể hiện bản thân (đỉnh tháp)
Con người luôn hướng đến việc thể hiện tiềm năng đầy đủ của họ. Tháp nhu cầu Maslow mở rộng mô tả rằng con người luôn có mong muốn chinh phục điểm cao nhất trong lĩnh vực mà họ quan tâm.
Thực chất, tháp Maslow mô tả những mục đích cuối cùng mà con người muốn được đáp ứng. Càng về phía đỉnh tháp những nhu cầu cao hơn càng thể hiện rõ với mục đích cuối cùng là để duy trì, bảo vệ nhu cầu cấp thấp.
5 Tầng của tháp nhu cầu Maslow trong quản trị nhân sự
Trong lĩnh vực quản trị nhân sự, các nhu cầu bậc cao của con người trong tháp nhu cầu Maslow được ứng dụng một cách linh hoạt. Mỗi một tầng tháp là những nhu cầu cơ bản của nhân sự để từ đó nhà tuyển dụng cân đối, nắm bắt nhu cầu để tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.
Nhu cầu Maslow được giải quyết chính là tiêu chí đầu tiên để thu hút và giữ chân nhân sự
Nhu cầu cơ bản: Từng vị trí nhân viên trong công ty phải được trả một mức lương xứng đáng với năng lực và sự cố gắng của họ. Mức lương này phải đảm bảo đáp ứng được chi tiêu tối thiểu nhất cho nhân viên. Ngoài mức lương cơ bản sẽ có thêm những khoản phụ cấp khác như: tiền xăng xe, tiền thưởng khi tăng ca hoặc hoàn thành tốt công việc được giao, tiền ăn trưa cùng với một chế độ làm việc phù hợp…
Nhu cầu an toàn: Môi trường làm việc của các nhân viên trong công ty phải được đảm bảo an toàn cho nhân viên. Cam kết về mức độ an toàn này được ký kết trong hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho nhân viên theo đúng quy định của pháp luật. Những vị trí công việc đặc thù sẽ có thêm những trang thiết bị phù hợp để đảm bảo an toàn lao động cho nhân công.
Nhu cầu xã hội: Theo tháp nhu cầu Maslow thì việc đáp ứng nhu cầu của xã hội của nhân viên được thể hiện qua việc phân chia thành các khối phòng, ban, các công đoàn, xây dựng văn hóa làm việc nhóm… Ngoài ra, việc tổ chức những chuyến du lịch, các hoạt động ngoại khóa, team building… cho các cán bộ và nhân viên trong công ty cũng là một trong những yêu cầu bắt buộc của tháp Maslow.
Nhu cầu của con người không ngừng tăng lên và tháp Maslow phải đảm bảo đáp ứng được điều này
Nhu cầu được tôn trọng: Bộ phận tuyển dụng – đào tạo của công ty cần xây dựng con đường thăng tiến rõ ràng cho nhân sự. Cần đảm bảo mọi nhân sự đều được tôn trọng trước tiên là là qua việc xây dựng cơ chế rõ ràng. Ngoài ra, khi các nhân sự đưa ra góp ý hay quan điểm cá nhân bạn hãy lắng nghe và tổng hợp, phân tích ý kiến đó trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Nhu cầu thể hiện bản thân: Tất cả điểm mạnh, điểm yếu của từng thành viên trong công ty cần được khai thác để từ đó cân nhắc công việc và vị trí phù hợp cho từng nhân sự.
>> Có thể bạn quan tâm: Teamwork là gì
Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong quản trị nhân sự
Mỗi nhân viên làm việc ở một công ty riêng hay doanh nghiệp khác nhau tùy theo từng vị trí, kinh nghiệm, kĩ năng… sẽ phát sinh 5 nhu cầu giống như tháp Maslow đã liệt kê. Những nhu cầu này với mỗi cá nhân lại có mức độ khác nhau. Vì thế, người quản lý cần đưa ra chính sách phù hợp cho từng thành viên trong công ty tại mỗi thời điểm nhất định.
Có thể ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong nhiều trường hợp. Ví dụ đối với sinh viên mới ra trường thì nhu cầu trước mắt của họ là tìm một công việc có mức lương đủ chi trả cho cuộc sống. Ngoài nhu cầu này thì việc được học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm hơn thì công ty cần tạo điều kiện và sắp xếp công việc phù hợp với nhu cầu này. Ngược lại, với nhân sự đã có nhiều năm kinh nghiệm, có năng lực thì công ty cần chú ý đến các chế độ như: cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, các chế độ đãi ngộ tốt, nhu cầu hưởng mức lương tốt…
Ứng dụng tháp Maslow giúp cho hoạt động quản lý nhân sự đạt hiệu quả cao hơn
Trên thực tế, chúng ta vẫn thấy có rất nhiều công ty dù trả lương rất cao nhưng lại không giữ chân được nhân viên, nhất là những nhân tài, có đầy đủ năng lực. Điều này diễn ra có thể là vì khi làm việc tại công ty đó họ không được làm những công việc đúng với đam mê, hoặc có thể là vị trí, lời nói không được tôn trọng. Xuất phát từ điều này mà tháp Maslow là điều vô cùng quan trọng mà những nhà quản lý nhân sự cần hiểu rõ được để có thể ứng dụng trong quản lý nhân sự một cách thông minh, khéo léo và hiệu quả.
Ngành Quản trị nhân lực học trường nào?
Bài viết cập nhật cho bạn những thông tin về tháp nhu cầu Maslow mở rộng trong lĩnh vực quản trị nhân sự. Qua phần phân tích trên có thể thấy mỗi chúng ta đều tồn tại cả 5 cấp bậc trong học thuyết Maslow. Tùy theo nhu cầu cá nhân của từng nhân viên và vị trí công việc khác nhau mà những nhu cầu đó có thể thay đổi ở các cấp độ khác nhau. Người quản lý cần hiểu rõ từng nhu cầu trong tháp nhu cầu Maslow là gì để ứng dụng với từng phòng ban/từng vị trí công việc. Ứng dụng tháp Maslow trong lĩnh vực nhân sự cũng là một cách làm được áp dụng rộng rãi để giữ chân và chiêu mộ nhân tài về cho doanh nghiệp. Hy vọng rằng với những thông tin mà MPHR đã chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong hoạt động nghề nghiệp của mình.
Hải Yến – MPHR