Khái niệm checklist là gì thường xuyên được đề cập đến trong mọi lĩnh vực. Checklist cũng được sử dụng khá phổ biến để đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp được diễn ra một cách đầy đủ và đúng hướng nhất. Hơn thế, checklist còn giúp cho quy trình làm việc của doanh nghiệp trở nên chuyên nghiệp hơn.
Đôi khi, khối lượng công việc trong một ngày của bạn quá nhiều thì việc thực hiện checklist cũng vô cùng quan trọng. Thực hiện checklist cũng giúp cho công việc của bạn được phân bổ khoa học, tránh trường hợp bỏ quên những công việc hàng ngày. Vì vậy, hãy cùng MPHR tìm hiểu checklist là gì, mục đích của việc sử dụng checklist, cách xây dựng checklist và tham khảo một vài mẫu checklist sự kiện ngay trong bài viết dưới đây.
Thư mục
Checklist là gì?
Checklist được hiểu là việc lập một danh sách cụ thể những công việc cần được thực hiện để đảm bảo đúng tiến độ, mục tiêu đã đề ra. Thực hiện checklist giúp bạn không bỏ sót bất kể công việc nào trong chuỗi hoạt động của doanh nghiệp.
Test checklist là gì? Checklist Tiếng Việt nghĩa là gì? Checklist giúp cho bạn kiểm soát một cách tốt nhất tiến độ thực hiện các công việc của cá nhân và đội nhóm
Ngoài ra, nhiều công ty cũng căn cứ vào bản checklist để theo dõi công việc của các bộ phận, phòng ban. Nhờ đó, quy trình làm việc cũng trở nên chuyên nghiệp hơn, mang lại hiệu quả công việc cũng cao hơn.
WFH là gì? Phân biệt Work From Home và Work At Home
Mục đích sử dụng Checklist là gì?
Việc kiểm soát tiến độ công việc có thể khiến bạn gặp nhiều khó khăn thậm chí cảm thấy “bù đầu”. Khi đó, xây dựng bảng checklist là cách tốt nhất để kiểm soát công việc của cá nhân và đội nhóm. Tùy theo cách xây dựng checklist sẽ được sử dụng với mục đích đó là:
Mục đích sử dụng Checklist trong ngành F&B
Ngành F&B là một trong những lĩnh vực cần sử dụng checklist nhiều nhất. Mục đích khi lập checklist trong ngành nghề này chính là mang lại nguồn doanh thu cao nhất cho chủ đầu tư. Để làm được điều này thì việc lên danh sách các hạng mục cần làm và danh sách phục vụ nhà hàng, ăn uống là vô cùng cần thiết.
Mục đích sử dụng Checklist trong công nghệ
Checklist được sử dụng chủ yếu để hướng tới việc kiểm soát công việc. Tuy nhiên, hoàn toàn khác so với ngành F&B, checklist trong lĩnh vực công nghệ giúp cho việc tra cứu, kiểm tra người dùng được thực hiện một cách đầy đủ hơn.
Checklist online, Sử dụng checklist tùy theo đặc thù của từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Mục đích sử dụng Checklist trong y tế
Checklist được sử dụng trong y tế và chăm sóc sức khỏe để đảm bảo rằng việc thực hành lâm sàng được tuân thủ theo đúng quy định. Người thực hiện checklist cũng căn cứ vào mẫu checklist thiết bị để đưa ra những đầu mục cần thiết cho công việc.
Ưu điểm và nhược điểm của Checklist
Không chỉ cần tìm hiểu Checklist là gì? mà việc hiểu rõ những ưu điểm cũng như hạn chế của checklist cũng là điều mà các bạn nên quan tâm. Hãy cùng MPHR.com.vn tìm hiểu chi tiết nhé
Ưu điểm của Checklist
Dựa theo mục đích sử dụng checklist trong những ngành hàng khác nhau có thể thấy những ưu điểm vượt trội của checklist trong việc hỗ trợ công việc. Checklist là công cụ không thể thiếu giúp đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp đạt hiệu quả, mang đến sự chuyên nghiệp, tối ưu cho quá trình vận hành.
Checklist giúp cho các nhà quản lý nắm được tình hình hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động sản xuất để sử dụng nhân lực hiệu quả. Checklist được xây dựng dựa trên tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp và giúp cho việc giám sát tiến độ công việc được đảm bảo sát sao nhất.
Nhược điểm của Checklist
Bên cạnh những ưu điểm mang lại cho doanh nghiệp thì checklist cũng tồn tại một số mặt hạn chế nhất định: Nếu phụ thuộc hoàn toàn vào checklist sẽ khiến nhân sự thụ động, cản trở hiệu suất công việc. Ngoài ra, checklist cũng không thể kiểm soát được các trường hợp khẩn cấp phát sinh trong công việc. Bởi vậy, ngoài việc theo dõi checklist thì bạn cũng nên tự chủ động và linh hoạt trong công việc.
Các ứng dụng của Checklist
Dựa theo những giải đáp cho thắc mắc Checklist là gì, có thể thấy checklist được sử dụng trong đa dạng các ngành nghề. Một số ứng dụng cụ thể của checklist đang được áp dụng tại các doanh nghiệp hiện nay đó là:
- Checklist được sử dụng để lập danh sách kiểm tra trước chuyến bay trong ngành hàng không…
- Checklist được ứng dụng trong tố tụng dân sự
- Đảm bảo việc check kiểm soát phần mềm, ứng dụng công nghệ một cách chuyên nghiệp, quy chuẩn nhất, hạn chế lỗi phần mềm
- Hỗ trợ và phòng ngừa rủi ro từ những hệ thống quản lý đang được áp dụng.
- Được các nhà đầu tư sử dụng checklist những phần hạng mục quan trọng trong quá trình tiến hành đầu tư….
Ngoài ra, checklist còn được ứng dụng trong rất nhiều trường hợp khác để đảm bảo hoạt động doanh nghiệp đạt hiệu quả và đi đúng theo mục tiêu đã đề ra.
>> Có thể bạn quan tâm: BCC và CC trong gmail là gì
Một số mẫu checklist công việc Excel thường gặp
Mẫu checklist công việc hàng ngày hoặc mẫu checklist công việc Excel đơn giản nhất sẽ gồm các đầu mục như: công việc cần hoàn thành, mức độ hoàn thành từng đầu mục (đã hoàn thành, chưa hoàn thành) và ghi chú đi kèm.
Form mẫu checklist công việc, mẫu checklist chi tiết nhất
Ma trận quản lý thời gian Eisenhower
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn khái niệm checklist là gì, ứng dụng của checklist trong các hoạt động của doanh nghiệp. Dựa theo những hiểu biết về checklist, bạn có thể cân đối khối lượng công việc và chuyển đổi cách thức hoạt động sao cho hiệu quả nhất. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các mẫu checklist công việc hàng ngày để xây dựng cho mình bảng checklist phù hợp.
Sử dụng checklist hiệu quả sẽ giúp bạn quản lý công việc hàng ngày và hoàn thành những mục tiêu vượt ngoài mong đợi. Các bạn vừa cùng với MPHR tìm hiểu về checklist là gì, mục đích sử dụng checklist và ứng dụng của nó trong hoạt động của doanh nghiệp. Chúc bạn sẽ xây dựng được một bản checklist chuyên nghiệp và phù hợp nhất cho doanh nghiệp mình để đảm bảo mọi mục tiêu doanh thu đều hoàn thành tốt.