Mỗi ý tưởng kinh doanh trước khi được thực hiện đều phải xác định liệu chúng có tiềm năng mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp hay không? Đó là lý do tại sao doanh nghiệp cần khảo sát thị trường về sản phẩm mới trước khi chính thức ra mắt.
Những ý kiến từ khách hàng đối với sản phẩm là nhận xét chân thực nhất để bạn có thể cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm. Do đó, việc xây dựng một bảng khảo sát thị trường về sản phẩm mới sao cho dễ hiểu, rõ ràng luôn là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Trong bài viết này, MPHR sẽ hướng dẫn bạn hiểu rõ về khảo sát thị trường đối với một sản phẩm và các bước để tiến hành quy trình này một cách tốt nhất.
Thư mục
Hiểu rõ về khảo sát định lượng và định tính
Khi khảo sát thị trường về sản phẩm mới, những phương pháp nghiên cứu được sử dụng phổ biến đó là: khảo sát định tính và khảo sát định lượng. Tìm hiểu về sự khác nhau giữa hai phương pháp này giúp bạn ứng dụng đúng cách vào việc khảo sát thị trường về sản phẩm. Cụ thể, sự khác biệt giữa hai phương pháp này như sau:
Hiểu rõ khảo sát định tính và khảo sát định lượng trong khảo sát thị trường
Về đặc điểm:
- Phương pháp nghiên cứu định lượng có liên quan đến lượng và số
- Phương pháp nghiên cứu định tính có liên quan đến chất và mô tả sản phẩm
Về quy mô mẫu:
- Phương pháp nghiên cứu định lượng cần số lượng mẫu lớn, mẫu có tính đại diện và có độ chính xác cao
- Phương pháp nghiên cứu định tính cần số lượng mẫu nhỏ nhưng các mẫu đa dạng, tính đại diện thấp, độ chính xác thấp
Về tính linh động:
- Bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng cần cố định, tính linh hoạt thấp
- Bảng câu hỏi nghiên cứu định tính cần tính linh hoạt cao để có nhiều ý tưởng mới
Về trường hợp áp dụng:
- Phương pháp nghiên cứu định lượng áp dụng trong phân khúc thị trường, đánh giá sản phẩm, nhận xét về giá, đánh giá hiệu quả marketing, đo lường vị trí thương hiệu, nghiên cứu kích cỡ thị trường
- Phương pháp nghiên cứu định tính áp dụng khi cần chuẩn bị concept cho sản phẩm mới, khám phá trải nghiệm, hành vi, hiện tượng, xu hướng ít được biết tới, gia tăng cơ hội tiếp cận, phỏng vấn đối tượng.
Về phương pháp thực hiện:
- Phương pháp nghiên cứu định lượng thực hiện qua bảng khảo sát, quan sát, thí nghiệm
- Phương pháp nghiên cứu định tính thực hiện qua phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn nhóm, quan sát, ghi hình, gửi thư,…
Về ưu điểm:
- Phương pháp nghiên cứu định lượng mang tính đại diện cao, đáng tin cậy hơn nhờ đưa ra các số liệu, giúp doanh nghiệp dễ dàng đưa ra các quyết định
- Phương pháp nghiên cứu định tính với những câu hỏi linh hoạt giúp doanh nghiệp tìm hiểu sâu được insight khách hàng
Về nhược điểm:
- Phương pháp nghiên cứu định lượng mất nhiều thời gian thực hiện, không trình bày được hiện tượng
- Phương pháp nghiên cứu định tính mang lại kết quả chủ quan, không mang tính đại diện cao
Có thể thấy cả hai phương pháp này đều được sử dụng thường xuyên khi khảo sát thị trường về sản phẩm mới. Tùy vào từng trường hợp, doanh nghiệp có thể sử dụng một trong hai hoặc kết hợp đồng thời cả hai phương pháp.
Khảo sát lương các ngành nghề “Hot”
Tại sao cần khảo sát thị trường về sản phẩm mới?
Khi thực hiện mẫu khảo sát thị trường về sản phẩm mới, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về hành trình trải nghiệm, hỗ trợ khách hàng. Đó là bởi những lợi ích mà việc thực hiện khảo sát thị trường mang lại, cụ thể như sau:
Đảm bảo sự thành công của sản phẩm
Thực hiện khảo sát giúp tìm ra thị trường tốt nhất, thị trường tăng trưởng nhanh nhất cho sản phẩm của bạn. Đồng thời, nghiên cứu thị trường cũng phát hiện được các xu hướng, triển vọng của thị trường phát triển sản phẩm, các điều kiện, tập quán kinh doanh, cơ hội phát triển của chúng trên thị trường. Từ đó, doanh nghiệp có thể đảm bảo được sự thành công của sản phẩm mới khi đưa chúng ra mắt rộng rãi.
Đồng thời, thực hiện khảo sát cho phép thu gọn tầm nhìn, nỗ lực vào một lĩnh vực, phạm vi nhất định. Từ đó, doanh nghiệp có thể đặt những ưu tiên đối với một thị trường mục tiêu cụ thể, lên kế hoạch cho các thị trường tương lai ở mức độ dài hạn hơn. Những điều này có thể giúp sản phẩm mới có được chỗ đứng trên thị trường khi ra mắt ở thời điểm hiện tại và tương lai.
Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát thị trường về chất lượng và sản phẩm là bước vô cùng quan trọng
Tối ưu hóa sản phẩm mới
Thông qua việc thu thập phản hồi của khách hàng về sản phẩm mới, doanh nghiệp có thể thu thập được các thông tin từ người dùng. Một số thông tin nhận được thông qua quá trình khảo sát như: nhu cầu thực tế, các mong muốn, quan điểm về sản phẩm, xu hướng tiêu dùng của khách hàng,… Dựa vào những thông tin này, doanh nghiệp có thể tối ưu sản phẩm, duy trì hoặc thay đổi chúng để mang lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn, giữ chân khách hàng.
Xác định đối tượng tiềm năng
Bằng việc khảo sát thị trường về sản phẩm mới, doanh nghiệp có thể xác định được đâu là khách hàng trung thành, khách hàng tiềm năng. Dựa vào chỉ số NPS, doanh nghiệp có thể phân nhóm khách hàng của mình. Từ đó xây dựng kế hoạch truyền tải thông điệp phù hợp đến nhóm khách hàng này.
Điều chỉnh chiến lược sản phẩm
Thông qua việc theo dõi toàn bộ hành trình khách hàng, doanh nghiệp có thể đoán được sản phẩm, dịch vụ có đang đi đúng hướng so với mục tiêu ban đầu hay không? Đồng thời, bạn cũng có thể dự đoán được doanh số bán hàng trong tương lai. Những thông tin này sẽ giúp bạn điều chỉnh chiến lược kinh doanh, phát triển sản phẩm, nâng cao trải nghiệm khách hàng và giữ chân họ một cách tốt nhất.
Giảm thiểu rủi ro cho sản phẩm
Trong thời đại công nghệ số, môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày một gay gắt trong khi nhu cầu của khách hàng luôn biến đổi. Chính vì thế, khảo sát thị trường về sản phẩm cung cấp những dữ liệu chính xác cho doanh nghiệp, hạn chế tối đa rủi ro cho sản phẩm trước khi đưa chúng ra thị trường. Đồng thời những sản phẩm này sẽ đáp ứng chính xác mong muốn, nhu cầu của khách hàng.
Các bước thực hiện khảo sát thị trường với sản phẩm mới
Để giảm thiểu rủi ro cũng như xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm mới một cách tốt nhất, thu hút nhiều khách hàng nhất, doanh nghiệp nên thực hiện khảo sát thị trường đầu tiên. Vậy làm sao để thực hiện nghiên cứu thị trường đúng cách, hiệu quả nhất.
Cùng theo dõi các bước tiến hành khảo sát thị trường với sản phẩm mới ngay sau đây:
Tham khảo các bước thực hiện khảo sát thị trường về sản phẩm mới
Bước 1: Xác định mục tiêu, đối tượng nghiên cứu
Đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định rõ vấn đề về sản phẩm mà học đang gặp phải hoặc những quyết định về sản phẩm mới mà họ đang phân vân. Dựa trên vấn đề đó, doanh nghiệp sẽ xây dựng được nội dung nghiên cứu chi tiết.
Nội dung này bao gồm các thông tin cần tìm hiểu để triển khai khảo thị trường một cách chính xác, có ích. Sau đó, doanh nghiệp tiến hành xác định đối tượng nghiên cứu đó là nhóm hoặc cá nhân và doanh nghiệp muốn tìm hiểu, thu thập thông tin.
Bước 2: Thiết kế phương pháp nghiên cứu thị trường
Trước tiên, doanh nghiệp cần xác định phương pháp thu thập thông tin phù hợp. Có hai phương pháp nghiên cứu phổ biến là định tính và định phương. Tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu, doanh nghiệp sẽ chọn phương pháp thu thập thông tin phù hợp. Hoặc kết hợp cả hai phương pháp này để có được thông tin chính xác, đáng tin cậy nhất.
Sau khi có phương pháp nghiên cứu phù hợp, doanh nghiệp cần xác định số lượng mẫu dữ liệu khảo sát cần thu thập. Số lượng mẫu sẽ phụ thuộc vào quy mô của thị trường, mức độ đại diện của các mẫu mà doanh nghiệp muốn đạt được. Đây là một bước cần thực hiện cẩn thận để đảm bảo tính tin cậy, đại diện thực tế.
Sau đó, bạn cần chuẩn bị bảng câu hỏi cho quá trình khảo sát thị trường. Bảng câu hỏi cần được xây dựng logic, chi tiết, hướng tới mục tiêu khảo sát. Bảng khảo sát có thể gồm câu hỏi mở, câu hỏi đóng, các câu hỏi đánh giá chi tiết các vấn đề khảo sát. Từ đó, bạn có thể thu thập được thông tin chính xác, đáng tin cậy từ nguồn dữ liệu.
Bước 3: Thu thập và phân tích dữ liệu khảo sát sản phẩm mới
Doanh nghiệp có thể tiến hành thu thập dữ liệu dựa trên phương pháp khảo sát đã chọn. Việc này bao gồm các hoạt động như: khảo sát, phỏng vấn, quan sát, thu thập dữ liệu từ các nguồn đáng tin cậy. Sau khi có dữ liệu, chúng được ghi chép chi tiết để đảm bảo tính chính xác.
Sau đó, doanh nghiệp sẽ tiến hành kiểm soát chất liệu các dữ liệu đã thu thập bằng cách kiểm tra lại những thông tin này, xác minh tính đầy đủ, chính xác của chúng. Nếu phát hiện các sai sót, thiếu sót, khảo sát thị trường được thực hiện lại để đảm bảo chất lượng dữ liệu thu thập.
Doanh nghiệp tiến hành xử lý, phân tích những dữ liệu đã thu thập được từ việc khảo sát để trích xuất thông tin hữu ích. Quá trình này bao gồm sắp xếp, phân loại, mã hóa, đánh giá các dữ liệu được thu thập thông qua việc sử dụng các phương pháp, công cụ phân tích phù hợp. Từ đó tìm ra mối liên hệ, xu hướng, thông tin từ dữ liệu về sản phẩm mới.
Cuối cùng, dựa vào dữ liệu, doanh nghiệp rút ra những phân tích, insight, xu hướng của người tiêu dùng đối với sản phẩm mới. Dựa vào những phân tích này, doanh nghiệp có thể hiểu rõ được thị trường, nhu cầu của khách hàng. Từ đó đưa ra quyết định, chiến lược, định hướng phát triển thị trường cho sản phẩm mới.
Bước 4: Đưa ra kết luận, đề xuất đánh giá
Sau khi phân tích dữ liệu, rút ra insight, doanh nghiệp cần tổng hợp kết quả nghiên cứu một cách tổng quan, chi tiết. Dựa vào đó để đưa ra những phân tích sâu hơn, cụ thể hơn về nhu cầu khách hàng, xu hướng thị trường, đánh giá cạnh tranh, điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm so với đối thủ.
Dựa trên kết quả nghiên cứu, phân tích, doanh nghiệp sẽ đưa ra những khuyến nghị, đề xuất cải tiến. Các khuyến nghị này có thể là giải pháp marketing cho sản phẩm, chiến lược kinh doanh, phân khúc sản phẩm, chính sách hỗ trợ khách hàng đối với sản phẩm mới,… Những đề xuất, cải tiến về sản phẩm mới được xây dựng trên những thông tin chính xác, khách quan thông qua quá trình khảo sát thị trường về sản phẩm mới.
Bước 5: Truyền đạt kết quả khảo sát và ứng dụng
Ở bước này, doanh nghiệp cần tạo ra báo cáo khảo sát thị trường gồm: mục tiêu khảo sát, phương pháp khảo sát, kết quả phân tích, giải pháp đề xuất. Sau đó, doanh nghiệp có thể trình bày kết quả nghiên cứu một cách dễ hiểu, thuyết phục. Kết hợp với đồ họa, biểu đồ, ví dụ minh họa cho kết quả để mọi người đều có thể nắm thông tin một cách dễ dàng.
Bước cuối cùng của quá trình khảo sát thị trường về sản phẩm mới đó là áp dụng những kết quả, khuyến nghị vào chiến lược kinh doanh. Các kết quả này chứa các thông tin quan trọng về khách hàng, thị trường. Dựa vào đó, doanh nghiệp có thể điều chỉnh, tối ưu hóa sản phẩm sao cho phù hợp, nắm bắt cơ hội phát triển mới và đạt được nhiều thành công trong tương lai.
Dịch vụ Khảo sát qua điện thoại từ A-Z
10+ câu hỏi khảo sát thị trường về sản phẩm mới phổ biến
Các dạng câu hỏi khảo sát thị trường về sản phẩm mới và doanh nghiệp có thể áp dụng vào quá trình nghiên cứu như:
- Câu hỏi 1: Anh/chị nghĩ đến điều gì đầu tiên khi nhìn thấy quảng cáo hay đọc mô tả về sản phẩm này?
- Câu hỏi 2: Anh/chị có phản ứng đầu tiên như thế nào với sản phẩm này?
- Câu hỏi 3: Đánh giá của anh/chị về chất lượng sản phẩm này như thế nào?
- Câu hỏi 4: Mức độ sáng tạo của sản phẩm này như thế nào?
- Câu hỏi 5: Anh/chị có nghĩ rằng đây là một sản phẩm mình cần hay không?
- Câu hỏi 6: Đánh giá của anh/chị về giá trị của sản phẩm này như thế nào?
- Câu hỏi 7: Nếu được bày bán, anh/chị có dừng lại để xem sản phẩm này hay không?
- Câu hỏi 8: Anh/chị quan tâm, bị thu hút bởi tính năng nào của sản phẩm này?
- Câu hỏi 9: Anh/chị có khả năng mua thử sản phẩm này trong tương lai không?
- Câu hỏi 10: Sản phẩm này có thay thế được sản phẩm đang dùng hiện tại của anh/chị hay không?
- Câu hỏi 11: Anh/chị có giới thiệu sản phẩm này cho bạn bè, người thân không?
Dịch Vụ Khảo Sát Và Nguyên Cứu Thị Trường
Có thể nói khảo sát thị trường về sản phẩm mới giúp doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng. Từ đó, triển khai các chiến lược kinh doanh, phát triển sản phẩm một cách hiệu quả hơn. Đồng thời mang về lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên nếu không thực hiện quá trình khảo sát thị trường về sản phẩm mới đúng cách hay phân tích dữ liệu khảo sát một cách chính xác, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc triển khai các chiến lược này. Hy vọng rằng bài viết này có thể giúp các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch khảo sát cho sản phẩm, dịch vụ mới của công ty một cách chính xác, hiệu quả nhất.
MPHR – Công ty Cung ứng nhân lực và Dịch vụ tuyển dụng nhân sự hàng đầu Việt Nam
– Trụ sở chính: Tầng 10, tòa nhà Sudico, Đường Mễ Trì, Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
– Chi nhánh T.p Hồ Chí Minh: 36-38A Trần Văn Dư, Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh
– Hotline: 024 5678 0166
– Email: admin@mphr.com.vn