Ngày càng nhiều người muốn mở rộng môi trường làm việc, cải thiện thu nhập bằng cách làm việc tại các quốc gia khác nhau. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Nhiều công ty tại Việt Nam bắt đầu tuyển dụng nhân sự là người nước ngoài. Kéo theo đó là những vấn đề về việc trả lương cho người nước ngoài cũng nhận được nhiều sự quan tâm hơn. Những quy định trả lương cho người nước ngoài cần tuân thủ theo đúng quy định pháp luật nhưng vẫn đảm bảo cơ chế đãi ngộ tốt cho nhóm lao động này. Vậy cách tính lương cho họ như thế nào, phúc lợi ra sao? Cùng MPHR tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Thư mục
Trả lương cho người nước ngoài bằng ngoại tệ được không?
Theo quy định của Pháp luật, người lao động làm việc tại Việt Nam phải đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự. Người nước ngoài làm việc tại đây đã được cấp đầy đủ giấy phép lao động bởi cơ quan có thẩm quyền. Do đó, những quy định trả lương cho người nước ngoài cũng được quy định rõ ràng trên giấy tờ.
Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối 28/2005/PL-UBTVQH11 quy định về việc hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam. Những giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú hay người không cư trú trên lãnh thổ Việt Nam đều không được thực hiện bằng ngoại tệ. Tức là, những giao dịch chi trả lương cho người lao động được thực hiện bằng tiền Việt Nam Đồng.
Tuy nhiên, Khoản 14 Điều 4 Thông tư số 32/2013/TT-NHNN cũng nêu rõ: tổ chức được thỏa thuận và trả lương, thưởng, phụ cấp cho người lao động bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt cho người nước ngoài không cư trú và người nước ngoài cư trú đang làm việc tại chính tổ chức đó. Khoản 2 Điều 95 Bộ luật Lao động 2019 số 45/2019/QH14 cũng quy định có thể trả lương cho người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam bằng ngoại tệ theo tiền lương ghi rõ ràng trong hợp đồng.
Có thể trả lương cho người lao động nước ngoài bằng ngoại tệ phù hợp với quy định pháp luật hiện hành
Như vậy, dựa vào các quy định, căn cứ pháp luật, công ty, doanh nghiệp có thể trả lương cho người nước ngoài bằng ngoại tệ. Hình thức trả lương thông qua chuyển khoản hoặc tiền mặt tùy theo thỏa thuận của hai bên được ghi rõ trong hợp đồng.
>>> Xem thêm: Trả lương theo thời gian: Hình thức, cách tính và quy định
Chế độ đãi ngộ và phúc lợi dành cho lao động người nước ngoài
Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có thể nhận được đầy đủ phúc lợi như người lao động Việt. Cụ thể như sau:
- Chế độ thử việc: mức lương thử việc cho người nước ngoài tương đương với mức lương thử việc của người lao động Việt, tức là khoảng 85% mức lương chính thức. Mức lương thử việc cao hơn sẽ được ghi rõ trong hợp đồng thử việc.
- Mức lương tối thiểu: mức lương tối thiểu cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phụ thuộc vào khu vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi vùng sẽ có sự chênh lệch về lương tối thiểu, cao nhất là vùng I, thấp nhất là vùng IV.
- Cơ sở tính mức lương: cách tính lương cho người nước ngoài dựa trên năng lực làm việc, vị trí, tính chất công việc, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và hoạt động kinh doanh của công ty, doanh nghiệp.
- Các khoản trợ cấp: người lao động là người nước ngoài cũng được hưởng các khoản phụ cấp, trợ cấp tương tự người lao động Việt như: trợ cấp ăn trưa, phụ cấp đi lại, phí xăng xe, thưởng lễ tết. Các chi phí này tùy thuộc vào chính sách của mỗi doanh nghiệp.
Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được hưởng đầy đủ chế độ lương, thưởng, đãi ngộ giống với người lao động Việt
Cách tính hệ số lương cơ bản (2023)
Quy định về BHXH và BHYT cho nhân sự nước ngoài tại Việt Nam
Bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài
Đối tượng người lao động là người nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam thuộc nhóm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong trường hợp:
- Người có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
- Người có hợp đồng lao động có thời gian từ đủ 1 năm trở lên, có hợp đồng lao động không xác định thời hạn đã kí kết với công ty, doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam.
Mức đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động nước ngoài là 8% mức tiền lương tháng cho quỹ hưu trí và tử tuất theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 143/2018/NĐ-CP. Ngoài ra, người sử dụng lao động cũng phải đóng các khoản sau dựa trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động:
- Mức đóng 3% vào quỹ ốm đau và thai sản
- 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất
- Mức đóng 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Trường hợp người lao động làm việc trong những ngành nghề có nguy cơ tai nạn lao động cao hay bệnh nghề nghiệp, có thể đóng vào quỹ Tai nạn lao động và Bệnh nghề nghiệp với mức là 0.3%. Tuy nhiên họ cần có đủ điều kiện theo quy định và có văn bản đề nghị được bộ Lao động Thương binh và Xã hội chấp thuận.
Người lao động là người nước ngoài cũng thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Như vậy, quy định trả lương cho người nước ngoài bao gồm quy định tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho nhóm người lao động này. Mức đóng cụ thể là 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và quỹ tử tuất. Với người sử dụng lao động, mức đóng là 14% dựa trên quỹ lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người tham gia lao động.
Bảo hiểm Y tế cho người nước ngoài
Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cũng thuộc đối tượng tham gia Bảo hiểm Y tế. Điều này được quy định tại Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH. Mức đóng cụ thể đối với nhóm đối tượng này như sau:
- Đối với người lao động: mức đóng là 1,5% mức lương tháng
- Đối với người sử dụng lao động: mức đóng là 3% mức lương tháng
Người lao động nước ngoài được hướng dẫn về thủ tục nhận chế độ Bảo hiểm Y tế từ Nhà nước. Nhóm đối tượng này cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết theo quy định để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho mình.
Hướng dẫn khai thuế thu nhập cá nhân
Quy đổi lương ngoại tệ trước khi tính thuế TNCN
Trong trường hợp trả lương cho người nước ngoài sử dụng ngoại tệ, cần chuyển đổi thu nhập sang Đồng Việt Nam. Mức quy đổi dựa trên tỷ giá giao dịch mua vào của ngân hàng mở tài khoản giao dịch cá nhân của người lao động tại thời điểm phát sinh thu nhập.
Nếu người lao động nước ngoài không có tài khoản giao dịch tại Việt Nam, mức lương ngoại tệ được quy đổi sang Đồng Việt Nam theo tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tại thời điểm phát sinh thu nhập.
Trường hợp ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam, lương ngoại tệ được trả phải chuyển đổi qua một ngoại tệ khác có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam. Điều này giúp quá trình quy đổi thu nhập từ ngoại tệ sang tiền Việt được thực hiện đúng quy định về tỷ giá trước khi tính thuế thu nhập cá nhân.
Trả lương cho người nước ngoài bằng ngoại tệ cần quy đổi sang Đồng Việt Nam trước khi tính thuế TNCN
Quy định tính thuế TNCN dành cho người nước ngoài tại Việt Nam
Trước khi tính thuế thu nhập cá nhân, lương cho người nước ngoài phải được quy đổi theo tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam. Điều này giúp việc khấu trừ, khai thuế, quyết toán thuế dễ dàng hơn, đảm bảo tính công bằng, đúng quy định hiện hành.
Quy định tính thuế cho người nước ngoài không cư trú làm việc tại Việt Nam được nêu rõ tại Khoản 1, Điều 18, Thông tư 111/20213/TT-BTC. Cụ thể như sau:
Số tiền thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập chịu thuế x 20%
Trong đó, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam đối với cá nhân không cư trú, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập. Đối với cá nhân cư trú, thu nhập từ tiền lương, không phải quyết toán.
Dịch vụ tính lương chuyên nghiệp
Có thể thấy việc trả lương cho người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam được quy định rõ ràng trong các thông tư, nghị định của Nhà nước. Người lao động nước ngoài vẫn được hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách tương tự với người lao động Việt cũng như có trách nhiệm đóng các khoản thuế thu nhập theo quy định của pháp luật.
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ toàn bộ thông tin về quy định trả lương cho người nước ngoài. Từ đó bạn có thể hạch toán lương cho người nước ngoài một cách chính xác, đảm bảo quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động.