Kết Nối Với Chúng Tôi No Alt No Alt No Alt No Alt

Talent Acquisition là gì? Phân biệt Talent Acquisition và Recruitment

Trong các cuộc headhunter – “săn đầu người” ở thời đại công nghệ 4.0, các nhà tuyển dụng phải cạnh tranh vô cùng gay gắt để tìm ra nhân sự phù hợp. Từ đó, cụm từ trong lĩnh vực nhân sự “Talent Acquisition” được ra đời. Vậy Talent Acquisition là gì? Ngày nay, cách thức tuyển dụng truyền thống có thể khiến các nhà lãnh đạo bỏ lỡ cơ hội gặp gỡ ứng viên sáng giá, bởi nhiều bên tuyển dụng đã đổi mới và linh hoạt hơn trước. Họ bắt đầu biết áp dụng phương thức Talent Acquisition để chiêu mộ nhân tài. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu về phương thức tuyển dụng Talent Acquisition là gì, từ khái niệm cho đến ý nghĩa, thông tin, kiến thức, phân loại và hệ thống đo lường, đồng thời hướng dẫn cách áp dụng phương thức tuyển dụng này tại doanh nghiệp sao cho hiệu quả nhất.

Talent Acquisition là gì?

Talent Acquisition dịch ra tiếng Việt là thu hút nhân tài. Đây là một thuật ngữ chuyên dùng trong ngành nhân sự, dùng để miêu tả việc tạo mối quan hệ giữa những ứng viên tiềm năng và doanh nghiệp thông qua xây dựng hình tượng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Talent Acquisition còn xây dựng hệ thống tìm kiếm, đào tạo nhân sự tiềm năng trở thành người phù hợp với doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai. Những người thực hiện nhiệm vụ Talent Acquisition phải đảm bảo mang lại nguồn nhân lực chất lượng phục vụ dài hạn cho doanh nghiệp. 

Talent Acquisition là gì? Phân biệt Talent Acquisition và Recruitment

Định nghĩa Tuyển dụng Talent Acquisition là gì? Talent Acquisition nghĩa là gì? Talent acquisition executive là gì

Tuyển dụng nhân sự là gì?

Sự khác biệt giữa Talent Acquisition và tuyển dụng

Talent Acquisition là phương thức tuyển dụng kiểu mới, mang tính dài hạn và chiến lược hơn. Vậy đâu là sự khác biệt giữa tuyển dụng thông thường và tuyển dụng kiểu mới này?

Nếu như tuyển dụng (recruitment)  chỉ gồm có các hoạt động liên quan đến các ứng viên như đăng thông báo tin tuyển dụng, sàng lọc CV, hồ sơ xin việc, sau đó phỏng vấn, đánh giá và lựa chọn, thì thu hút tài năng (talent acquisition) cũng bao gồm tất cả những bước trên nhưng mang tính dài hạn, chiến lược hơn, không chỉ tìm nhân sự ở vị trí hiện tại mà còn tìm được nhân tài hoạt động cho bộ máy vận hành trong tương lai

Để thực hiện được phương thức tuyển dụng kiểu mới, các doanh nghiệp cần kết hợp nhiều yếu tố khác nhau như xây dựng thương hiệu tuyển dụng, xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa ứng viên và cộng động ứng viên, mở rộng nguồn ứng viên tài năng cho doanh nghiệp. 

Sự khác biệt giữa Talent Acquisition và tuyển dụng

Recruitment là gì? Tuyển dụng Talent Acquisition là gì? Phân biệt Talent Acquisition và Recruitment

Ví dụ như cùng tuyển dụng cho vị trí content writer cho doanh nghiệp, người tuyển dụng thường sẽ không chọn sinh viên mới ra trường thiếu kinh nghiệm thực tế, thế nhưng người làm Talent Acquisition sẽ lưu lại hồ sơ của ứng viên này bởi họ có thể thấy được tiềm năng phù hợp với các vị trí nhân sự trong tương lai. 

Ngày nay, nhân sự đang ngày càng chủ động tìm kiếm cơ hội mình thay vì ngồi im một chỗ chờ nhà tuyển dụng hỏi đến. Vậy nên, người làm Talent Acquisition sẽ thể hiện tính hiệu quả và tầm quan trọng của mình, giảm chi phí, thời gian tuyển dụng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng ứng viên tài năng. Nếu như doanh nghiệp làm tốt Talent Acquisition, họ sẽ tạo nên điểm vượt trội về cạnh tranh trên thị trường nhờ những nhân sự tuyệt vời. 

Những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng

Ý nghĩa của Talent Acquisition đối với doanh nghiệp

Qua phần thông tin ở trên, chúng ta cũng đã nắm được qua về Talent Acquisition là một quá trình cần nhiều thời gian với những chiến lược tính toán kỹ. Ý nghĩa mà tuyển dụng Talent Acquisition mang lại cho doanh nghiệp nằm ở việc tạo ra nhóm ứng viên tiềm năng bền vững, luôn chuẩn bị sẵn nguồn nhân lực hoạt động lâu dài cho doanh nghiệp, thay vì tìm kiếm những ứng viên tạm thời. Hơn thế nữa, phương thức tuyển dụng này còn giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu tuyển dụng của mình với ứng, từ đó có thể đưa tên tuổi doanh nghiệp, sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng hơn. 

Ý nghĩa của Talent Acquisition đối với doanh nghiệp

Work talent là gì? Ý nghĩa của Talent Acquisition Specialist, Talent Acquisition Supervisor

Các nhiệm vụ chính của Talent Acquisition

Nếu như bạn đã biết Talent Acquisition là gì, chúng ta hãy cùng MPHR tìm hiểu các nhiệm vụ chính của vị trí này để kiểm tra xem bản thân hoặc những người trong công ty có đang thực hiện công việc của một người chuyên thu hút tài năng không nhé!

Hoạch định chính sách chiến lược

Nhắc đến thu hút tài năng, chúng ta không thể bo qua thuật ngữ chiến lược. Nếu như tuyển dụng thông thường chỉ tập trung vào tìm kiếm nhanh chóng nhân sự lấp vị trí trống ở hiện tại, thì Talent Acquisition tập trung xây dựng phễu tuyển dụng ứng viên tiềm năng, phục vụ cho cả hiện tại và tương lai. Như vậy, trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ, người làm ở vị trí này cần phải biết cách xây dựng chiến lược để quản lý và thu hút những ứng viên phù hợp nhất.

Phân tích, phân loại nguồn nhân lực

Muốn các hoạt động Talent Acquisition được diễn ra hiệu quả, bạn phải hiểu được tất cả thông tin liên quan đến vị trí và mọi khía cạnh trong vận hành doanh nghiệp, từ vai trò, vị trí, năng lực cho đến kinh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp nhỏ, bạn sẽ chỉ cần hiểu từ 10 cho đến 20 vị trí, nhưng với các doanh nghiệp lớn, có thể bạn sẽ phải tìm hiệu hàng trăm vị trí nhân sự. Điều này tạo nên sự khác biệt giữa thu hút tài năng và tuyển dụng bởi tuyển dụng thông thường chỉ cần hiểu rõ vị trí mình đang tuyển dụng. 

Xây dựng thương hiệu

Nhiệm vụ chính của Talent Acquisition là gì? Xây dựng thương hiệu có thể là một nhiệm vụ không hề tồi. Xây dựng thương hiệu tuyển dụng là phần không thể thiếu của người làm Talent Acquisition. Điều này được tạo nên từ việc xác định tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi cho đến việc làm thế nào để truyền tải những điều này đến người đối diện, bao gồm cả việc sử dụng website tuyển dụng, xây dựng các tài khoản mạng xã hội để truyền thông hiệu quả nhất. Thương hiệu tuyển dụng sẽ khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, thu hút các ứng viên chất lượng và giúp ứng viên hiểu rõ về phong cách làm việc tại tổ chức ra sao. 

Tạo lập mối quan hệ với ứng viên

Tạo lập các mối quan hệ với ứng viên để nâng cao trải nghiệm công việc cho ứng viên, đồng thời giữ liên lạc với ứng viên cũ, quản lý cộng đồng ứng viên tốt hơn. Chỉ cần ứng viên sở hữu đầy đủ những năng lực cần thiết phù hợp với doanh nghiệp, người làm Talent Acquisition sẽ tìm đến ứng viên để mời họ tham gia cộng đồng tuyển dụng doanh nghiệp. 

Đo lường và dự đoán các chính sách

Bất kỳ công việc nào cũng cần có hệ thống đo lường và các chính sách phát triển phù hợp. Dữ liệu vô cùng quan trọng trong việc nhận ra điểm mạnh và điểm yếu trong quá trình thu hút tài năng. Từ đó, người làm ở vị trí này có thể cải thiện và phát huy thế mạnh của công việc của cũng như tuyển dụng cho doanh nghiệp. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Ma trận quản lý thời gian Eisenhower

Cách áp dụng Talent Acquisition tại doanh nghiệp?

Nằm lòng khái niệm Talent Acquisition là gì rồi! Vậy làm thế nào để áp dụng Talent Acquisition cho doanh nghiệp. Đây vẫn là một câu hỏi khiến nhiều người hoang mang. Tuy nhiên, đôi khi thực hiện đầy đủ những bước cơ bản sau cũng đủ để đặt từng viên gạch đầu tiên cho Talent Acquisition cho doanh nghiệp. 

Nâng cao thương hiệu cho hoạt động tuyển dụng

Việc đầu tiên chúng ta cần làm để áp dụng Talent Acquisition đó là nâng cao thương hiệu tuyển dụng. Nếu như bạn muốn tạo quan hệ với những ứng viên tài năng, bạn cần giúp họ biết doanh nghiệp của bạn. Những kênh thông tin như website, Facebook, LinkedIn là nơi mà doanh nghiệp có thể “show” ra tính cách, văn hóa doanh nghiệp cũng như ưu đãi thu hút nhân tài. 

Xây dựng nguồn ứng viên

Ứng viên ngày nay rất chủ động, không có chuyện người làm tuyển dụng đợi các ứng viên đến tìm mình nữa, mà ngược lại cần phải đi tìm ứng viên để chọn lọc ứng viên phù hợp nhất. Xây dựng công động ứng viên tiềm năng là điều cần làm để tạo dựng mối quan hệ với nhân sự. Ngay khi có công việc phù hợp, các ứng viên sẽ sẵn sàng ứng tuyển và giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ trong tương lai. 

Quản lý dữ liệu ứng viên khoa học

Dữ liệu luôn là chìa khóa của người làm thu hút tài năng. Càng nhiều dữ liệu ứng viên, bạn càng có nhiều sự lựa chọn hiệu quả. Một doanh nghiệp nhỏ có thể chỉ cần vài trăm dữ liệu, nhưng doanh nghiệp lớn cần đến hàng ngàn, hàng trăm ngàn dữ liệu để lọc ra những ứng viên tài năng và phù hợp nhất. 

Các vấn đề trong tuyển dụng nhân sự

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đọc đã nắm được thông tin Talent Acquisition là gì. MPHR đã chia sẻ cho các bạn về thông tin, khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ và các áp dụng phương thức tuyển dụng hiện đại nhất trong doanh nghiệp. Việc nâng cấp bộ phận nhân sự luôn là vấn đề ưu tiên để giúp doanh nghiệp đạt được những thành tựu chưa từng có. Và việc tìm hiểu Talent Acquisition là gì sẽ là bước đi đầu tiên giúp doanh nghiệp chạy đua trên thị trường. Nếu như các bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về thuật ngữ này, hoặc có nhu cầu tỉm hiểu các dịch vụ liên quan đến nhân sự, hãy liên hệ ngay với MPHR hoặc để lại thông tin trên website này. 

Tags: Talent Acquisition là gì

Đánh giá 5*, Like, Chia sẻ và Bình luận để động viên chúng tôi !
Đánh giá bài viết:
TƯ VẤN MIỄN PHÍ HOTLINE: 024 5678 0166
02456780166