Trong lĩnh vực nhân sự, Total Rewards là gì? Một trong số bài toán khó của những người làm Nhân sự khi thị trường lao động ngày càng cạnh tranh khốc liệt đó là thu hút và giữ chân những nhân viên xuất sắc. Chính vì vậy nhiều năm trở lại đây, các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp số đang có xu hướng thay thế và đổi mới các vị trí HR truyền thống, một trong số những xu hướng đó phải kể đến Total Rewards.
Sức mạnh của Total Rewards là gì? Nó nằm ở chỗ khi chiến lược kinh doanh, chiến lược tuyển dụng nhân tài kết hợp với chiến lược Total Rewards thì kết quả mang lại là tổ chức có những nhân viên tâm huyết, làm việc đầy sáng tạo và sẵn sàng đóng góp thời gian, tài năng của họ ở mức cao nhất. Qua đó lợi nhuận Công ty tăng cao và tạo được chỗ đứng nhất định trên thị trường.Trong bài viết này, MPHR sẽ đi vào phân tích định nghĩa, cấu trúc và vai trò của Total Rewards manager, vị trí được hàng loạt các ông lớn trong ngành công nghệ chú trọng tuyển dụng.
Thư mục
Total Rewards là gì?
Total Rewards, được hiểu đơn giản là Tổng đãi ngộ, bao gồm tất cả những lợi ích mà một lao động được nhận khi làm việc tại một đơn vị.
Total Rewards có thể được hiểu với nghĩa hệ thống đãi ngộ của doanh nghiệp – Total Rewards System (TRS), đó là hệ thống tích hợp tất cả các chế độ đãi ngộ, thưởng phạt của một doanh nghiệp dành cho nhân viên. Nhằm đáp ứng sự cống hiến của nhân sự cho tổ chức, hệ thống này được ra đời.
TRS là gì? Total Rewards Manager là gì? Hệ thống này được đưa ra nhằm đáp ứng sự cống hiến của nhân sự dành cho tổ chức đó.
Cấu trúc của hệ thống Total Rewards (Total Rewards System – TRS)
Một khi đã triển khai thành công thì Total Rewards sẽ đem lại giá trị tương đối lớn cho cả doanh nghiệp và nhân sự, từ đó các doanh nghiệp có thể tạo dựng hệ thống chế độ phúc lợi rõ ràng và minh bạch. Vậy cấu trúc của hệ thống Total Rewards là gì? Đó là:
Hệ thống lương
Bất kể ở vai trò và vị trí nào trong doanh nghiệp thì mọi nhân viên luôn đặt ra những kỳ vọng về thu nhập, lương thưởng và chế độ của họ. Hệ thống lương bao gồm lương thưởng và phụ cấp. Chính vì vậy, doanh nghiệp nào cũng cần đưa ra một hệ thống lương minh bạch mà ở đó nhân sự có thể hiểu cụ thể mức thu nhập hàng tháng của mình.
Chính sách và Quyền lợi
Hay còn được gọi là phúc lợi, để đảm bảo nhân viên có thể chuyên tâm làm việc công ty cần cung cấp chính xác những yếu tố phúc lợi sau: bảo hiểm sức khỏe phòng trường hợp rủi ro, các chương trình team building, sự kiện nội bộ….
Cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Đảm bảo người lao động làm việc hiệu quả bất kỳ đâu là một trong những yếu tố chính sách hỗ trợ của công ty. Ví dụ như Word from home, linh hoạt giờ làm việc theo tuần, tháng,…
Sự công nhận hiệu quả làm việc
Các chương trình có tính chất khích lệ trong nội bộ tổ chức, các phần thưởng theo tháng, quý, thưởng hiệu suất KPIs hay các chương trình thưởng nóng được coi là sự công nhận hiệu quả làm việc của doanh nghiệp đối với người lao động
Phát triển nghề nghiệp
Hệ thống Total Rewards hiệu quả cần tạo được cơ hội trau dồi chuyên môn và lộ trình thăng tiến cho nhân viên từ đó phát triển nghề nghiệp. Đây là hình thức đãi ngộ thường được các công ty lớn chú trọng đầu tư cho nhân viên vì nó là yếu tố mấu chốt quyết định rằng nhân viên đó có gắn bó lâu dài với công ty hay không.
C&b Executive là gì? Total Rewards được cấu thành bởi rất nhiều yếu tố, từ lương thưởng tới phúc lợi, thăng tiến,…
Phân biệt Total Rewards và C&B
Trên thực thế hiện nay các nhân viên C&B thường phụ trách luôn vai trò của Total Rewards. Điều này khiến nhiều người có suy nghĩ rằng Total Rewards và C&B là một. Tuy nhiên không phải vậy! Nếu đã đọc và hiểu HR Total Rewards là gì thì sẽ thấy 2 thuật ngữ này hoàn toàn khác nhau. Không chỉ vậy, mức độ triển khai TRS ở Việt Nam còn hạn chế và bỏ sót nhiều yếu tố nên chưa đạt được hiệu quả cao. Cùng xem sự giống và khác nhau giữa hai thuật ngữ này nhé.
Sự giống nhau
Đều liên quan tới chế độ phúc lợi và lương thưởng. Trong đó C&B là một thành tố cấu thành nên Total Rewards.
Sự khác nhau
Total Rewards | C&B | |
Định nghĩa | TRS là hệ thống lương thưởng có khả năng tạo động lực cho nhân viên cũng như cân bằng giữa số tiền doanh nghiệp bỏ ra và sự gắn bó lâu dài của nhân sự | C&B chỉ các gói lương hoàn chỉnh bao gồm tất cả các hình thức từ chế độ, phúc lợi cho tới các đặc quyền khác |
Cấu trúc | Total Rewards được cấu thành bởi các yếu tố như hệ thống lương, quyền lợi, lợi ích trong cuộc sống, sự công nhận và cơ hội phát triển nghề nghiệp. | C&B bao gồm các yếu tố chính đó là mức lương cơ sở, tiền thưởng, chế độ đãi ngộ, khen thưởng và kỉ luật, bảo hiểm xã hội và lương hưu. |
Trọng tâm | Trọng tâm chính của Total Rewards là các chiến lược của doanh nghiệp để thu hút và giữ chân nhân sự bằng các kết hợp các yếu tố thành một hệ thống minh bạch, hợp nhất. | C&B thường tận dụng các nguồn tài nguyên sẵn có như một hình thức trả thù lao và tạo động lực cho người lao động. |
Cách tiếp cận | Total rewards tiếp cận liên tục, gợi nhắc nhân viên về thành quả và lợi ích của họ bất cứ lúc nào.
⇒ So với C&B thì cách tiếp cận của Total rewards có tính liên tục và nhất quán hơn. |
C&B có thể chỉ được thể hiện bằng một sự kiện hàng năm để nhân viên biết được họ đã làm được những gì. |
Vai trò của Total Rewards System đối với doanh nghiệp
Có thể nói Total Rewards đóng góp rất nhiều vai trò trong doanh nghiệp hiện nay. Vậy vai trò của Total Rewards là gì? Vai trò của Total Rewards System (TRS) trong doanh nghiệp sẽ được thể hiện ở những điểm sau:
- Hệ thống tài năng (Talent System):TRS sẽ giúp chủ doanh nghiệp cắt giảm được chi phí cho tuyển dụng vì đã tận dụng được tài năng sẵn có
- Thương hiệu nhà tuyển dụng (Employer Brand): một hệ thống Total Rewards hiệu quả là một yếu tố tạo nên thương hiệu tuyển dụng của doanh nghiệp. Đây là nhân tố có tác động lớn tới quá trình tuyển dụng, nó giúp tiết kiệm và gia tăng năng suất tuyển dụng của doanh nghiệp.
- Hệ thống lương minh bạch: gồm mức lương cơ bản, các đãi ngộ, thưởng phạt, đặc quyền khác của doanh nghiệp dành cho người lao động.
- Quản lý hiệu suất (Performance management): để khen thưởng hiệu quả, doanh nghiệp cần có sự liên kết chặt chẽ giữa chính sách khen thưởng với hệ thống quản lý thành tích.
- Sự công nhận và phần thưởng (Recognition & Rewards): nhân viên được động viên và hiểu rằng bản thân được coi trọng, đánh giá cao thông qua các phần thưởng và sự công nhận từ đó tạo động lực làm việc.
- Sự kế thừa nhân sự (Succession Planning): Một khi có nhân sự rời công ty, ngay lập lực sẽ có người đủ chuyên môn và trình độ kế nhiệm. Thông qua các chương trình phát triển nghề nghiệp, các nhân tài chủ chốt được chọn lựa và đào tạo chuyên môn liên tục, điều này giúp công ty hoạt động đúng tiến trình
- Đào tạo và phát triển (Learning & Development): Hệ thống Total Rewards sẽ giúp cải thiện hiệu suất làm việc của cả cá nhân và tập thể bằng cách liên tục trau dồi kỹ năng và kiến thức chuyên sâu
- Giữ chân (Retention): một trong những yếu tố để giữ chân nhân sự là chính sách đãi ngộ và lộ trình thăng tiến rõ ràng, TRS sẽ gián tiếp tạo ra những chiến lược đó nhằm hạn chế việc mất đi nhân tố tài năng.
- Đào tạo và hội nhập (Onboarding): Total Rewards tạo điều kiện để nhân sự mới hòa nhập nhanh với văn hóa doanh nghiệp và bắt kịp nhịp làm việc từ các chính sách khả thi từ đó tự tin cống hiến và nâng cao hiệu quả công việc.
Giá trị của một Total Rewards System không chỉ có lợi ích to lớn đối với nhân viên vì đã làm tốt công việc của họ mà còn cả Doanh nghiệp. Với một Total Rewards System hoàn chỉnh, thì việc doanh nghiệp của bạn sẽ giữ chân được nhiều nhân tài, và nhân viên sẽ tận tâm, hết lòng, hết sức để đi cùng bạn. Vì khi đó, nhân viên đã coi công ty là ngôi nhà thứ hai của mình
HRBP là gì? Phân biệt mô hình HRBP và HR truyền thống?
Yêu cầu đối với chuyên viên phụ trách Total Rewards System
Trước tiên, chúng ta cần hiểu chuyên viên phụ trách Total Rewards là gì? Chuyên viên phụ trách Total Rewards sẽ là những “người thợ xây” trực tiếp đặt những viên gạch xây dựng nên hệ thống đãi ngộ của doanh nghiệp. Trách nhiệm của vị trí Total Rewards trong một doanh nghiệp là không hề nhỏ so với những giá trị là TRS mang lại.
Chuyên viên phụ trách vị trí này cần có đầu óc phân tích, xây dựng và đánh giá quy trình hiệu quả để có được hệ thống đãi ngộ phù hợp. Do việc lên kế hoạch và đề xuất các chính sách cần phải qua nhiều giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm, cần được xem xét và cân nhắc kỹ càng.
Chuyên viên Total Rewards phải là người kiểm soát và quản lý được tất cả các chi phí liên quan đến con người ở doanh nghiệp. Trong trường hợp chiến lược kinh doanh có thay đổi, họ cần phải có sự linh hoạt để điều chỉnh TRS sao cho hệ thống phản ánh đúng hiệu quả kinh doanh của công ty.
Tuy nhiên, các kỹ năng trên mới chỉ là một bước lên kế hoạch của người làm hệ thống, đa phần các hoạt động của chuyên viên Total Rewards sẽ gắn liền với quá trình thực hiện các chính sách. Do vậy, bên cạnh sự linh hoạt họ cần phải có tư duy nhạy bén và khả năng đảm nhận tốt. Mọi công việc tính toán lương thưởng, phúc lợi,…sẽ do họ phụ trách. Cùng với sự hoạt động của hệ thống, họ cần phải có các động thái bảo trì hoặc đánh giá lại các chính sách không còn khả thi.
Succession planning là gì? Total Rewards Tuyển dụng ra sao? Vị trí Total Reward được các doanh nghiệp số chú trọng tuyển dụng
Payroll là gì? Giải pháp tính lương, chế độ đãi ngộ cho doanh nghiệp
Hy vọng những thông tin MPHR đưa ra trên đây giúp bạn hiểu được Total rewards là gì?. Trong thời đại số hóa ngày này, khi thị trường lao động ngày càng diễn ra sôi nổi thì việc thu hút và giữ chân nhân tài luôn là bài toán khó của các nhà quản lý Nhân sự. Việc tìm kiếm vị trí Total rewards là cần thiết cho doanh nghiệp để quản lý nhân lực một cách hệ thống và hiệu quả hơn so với những cách quản lý truyền thống. Mong rằng, việc hiểu rõ khái niệm Total Rewards là gì sẽ giúp ích cho các bạn trong công việc và cuộc sống.
>> Từ khoá liên quan: reward system là gì, total tuyển dụng, employer branding executive là gì, in total là gì, khóa học Total Rewards