Bạn có thường thắc mắc không biết HR Manager là gì dù đã nghe rất nhiều? Những người làm HR Manager cần có kỹ năng gì, nhiệm vụ công việc của họ có phức tạp không? Không có công ty nào sống thiếu được bộ phận nhân sự, dù ít dù nhiều cũng cần người quản lý nhân lực. Đặc biệt, người phải có tố chất quản lý mới có thể làm lãnh đạo. Chúng ta cũng chỉ biết rằng, họ thường sẽ phụ trách mọi mảng liên quan đến vận hành con người trong tổ chức, xây dựng văn hóa doanh nghiệp kết nối nhân viên. Vậy trên thực tế, họ có vai trò to lớn như nào? Với kinh nghiệm lâu năm trong mảng nhân sự, MPHR sẽ giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi “HR Manager là gì” theo cách hiểu đơn giản và rõ ràng nhất.
Thư mục
HR Manager là gì?
Cụm từ “HR Manager” được nhắc nhiều trong doanh nghiệp, nhưng bản chất của công việc này là gì? Human Resource Manager (HR Manager) – Trường phòng Nhân sự – Giám đốc Nhân sự chịu trách nhiệm phát triển giám sát hiệu quả của các chiến lược, chính sách nguồn nhân lực của công ty.
HR manager là gì? Hr manager là viết tắt của từ gì? Việc làm Human Resource manager là gì?
Với vai trò người lãnh đạo của một phòng ban, HR Manager cần phải có kế hoạch cải thiện hệ thống chính sách nội bộ, đưa ra khuyến nghị, đề xuất cho cấp trên, mục tiêu để giúp nhân viên phát huy tối đa tiềm năng và năng lực của bản thân.
Bên cạnh đó, người đứng đầu bộ phận nhân sự cũng được như trợ lý đắc lực của giám đốc điều hành có mối quan hệ chặt chẽ với các cấp lãnh đạo khác trong doanh nghiệp. Người làm HR Manager thường thấu hiểu sâu sắc chính sắc văn hóa công ty và gần gũi với nhân viên nhất.
HRBP là gì? Phân biệt mô hình HRBP và HR truyền thống?
Vai trò của HR Manager là gì
Người làm quản lý nhân sự đóng vai trò không hề nhỏ trong cấu trúc vận hành doanh nghiệp. HR Manager được đánh giá như cầu nối vững chắc giữa nhân sự trong cùng một công ty, đồng thời luôn sẵn sằng có mặt để giải quyết các vấn đề nội bộ một cách nhanh chóng và hiệu quả. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sâu về hơn về vai trò của HR Manager qua các mặt sau.
Về con người
Đầu tiên, quản lý nhân sự có trách nhiệm trực tiếp kiểm soát quy trình tuyển dụng. Họ đưa ra những đánh giá để xem xét về nhu cầu tuyển dụng. Sau đó, người quản lý sẽ xây dựng chiến lược để đẩy mạnh thương hiệu tuyển dụng, đồng thời có những chính sách hấp dẫn thu hút nhân tài. Những công việc liên quan đến các giai đoạn tuyển dụng sẽ được người quản lý phân chia cho các nhân sự trong phòng, đưa ra thời hạn và chỉ số KPI hợp lý, và giám sát chặt chẽ cùng mọi người.
Thứ hai, đào tạo, phát triển nhân sự, onboarding nhân viên mới cũng được tính vào nhiệm vụ của HR Manager. Công nghệ càng ngày càng phát triển, đồng nghĩa với việc nhân viên cần nâng cấp và trau dồi kiến thức. Người quản lý HR cần tạo động lực, làm cầu nối quan hệ để kích thích khả năng học hỏi của mỗi nhân viên đồng thời tiết kiệm chi phí tối đa.
Cuối cùng, các công việc liên quan giấy tờ đào tạo nhân sự cũng được HR Manager giám sát, nhưng có thể giao cho các cấp dưới của mình thực hiện, bao gồm cả công việc tìm địa điểm, tìm các diễn giả kinh nghiệm về giảng dạy.
Vai trò của vị trí tuyển dụng HR manager là gì? Nhiệm vụ của HR Manager phải kết nối chặt chẽ giữa nhân sự và doanh nghiệp
Về tổ chức
Văn hóa doanh nghiệp; chế độ đãi ngộ, lương thưởng, chính sách công ty; hỗ trợ lãnh đạo là những mảng nhỏ của tổ chức nằm trong bộ phận nhân sự. Người đứng đầu như HR Manager luôn hiểu rõ ba yếu tố này nhất, tiên phong đưa ra đề xuất ý kiến kết hợp cùng các chính sách có sẵn trong tổ chức.
Bên cạnh đó, quản lý HR cần giỏi về luật, đặc biệt luật lao động để vận hành trơn tru các chính sách, đảm bảo không có lỗ hổng lớn khiến công ty bị thua thiệt về tài chính, nhân sự. Các chính sách cơ bản cũng được người quản lý hoạch định, áp dụng đưa vào thực hiện. Một người quản lý giỏi sẽ biết cách thưởng phạt công mình, tạo điều kiện để nhân viên phát triển tối đa.
Người ta thường ví rằng, HR Manager là cánh tay đặc lực của lãnh đạo cấp cao bởi yếu tố cốt lõi phát triển bất kỳ doanh nghiệp nào đều gói gọn trong 2 chữ: “nhân sự”. Người quản lý này phải biết lắng nghe, kết nối, lãnh đạo, có khả năng phát hiện vấn đề và đưa ra giải quyết phù hợp, tránh ảnh hưởng đến vận hành công ty.
Tuyển dụng Trưởng phòng nhân sự
Các công việc chính của HR Manager là gì?
- Lên chiến lược nhân sự kết hợp cùng chiến lược kinh doanh
- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, quản lý quy trình tuyển dụng, giám sát quá trình tuyển chọn ứng viên
- Đánh giá nhu cầu đào tạo, từ đó triển khai, giám sát các chương trình đào tạo
- Hỗ trợ phát triển kinh doanh thông qua tham gia phát triển, giữ chân nhân sự chất lượng
- Quản lý hệ thống đánh giá nhân viên, chế độ lương thưởng, đãi ngộ và phúc lợi
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
- Theo dõi các chỉ số về nhân sự, hỗ trợ đưa ra các quyết định quan trọng để báo cáo đến ban lãnh đạo
- Đảm bảo các thủ tục pháp luật khi quản trị nguồn lực
KPI công việc của HR Manager
Ngành nào cũng có những hệ KPI riêng được xây dựng để tạo động lực phát triển cho mỗi người. Nghề HR Manager cũng vậy. Dưới đây là những KPI của một HR Manager cần theo dõi và quản lý:
- Tổng số lượng CV thu về theo từng đợt tuyển dụng
- Tỷ lệ ứng viên phù hợp với yêu cầu theo mô tả công việc của người tuyển dụng
- Chỉ số hiệu quả quảng cáo
- Thời gian trung bình để các ứng viên ứng tuyển
- Số % ứng viên so với phí tuyển dụng
- Hệ thống chỉ số về hiệu quả mỗi đợt tuyển dụng
HR là gì? Hr Director là gì? Head of HR là gì? HR administrator là gì? Mỗi doanh nghiệp có hệ thống KPIs riêng cho HR Manager
Operation Manager là gì? Vai trò và nhiệm vụ của Operation Manager
Tố chất cần có để trở thành HR Manager
HR Manager tồn tại và phát triển dựa trên yếu tố con người song song với công việc, do đó để đạt được vị trí này, chúng ta phải trau dồi nhiều kinh nghiệm khác nhau, phát triển các tố chất cần có. Ngoài những kiến thức chuyên môn, ứng viên cũng cần có sẵn những yếu tố sau. Hãy cùng tham khảo xem những yếu tố cần có để trở thành một HR manager là gì nhé.
Tố chất người lãnh đạo
Người lãnh đạo sẽ hiểu rõ quy luật cương – nhu, lúc nào cần mềm mỏng, lúc nào cần cứng rắn. Mỗi lời nói ra có thể khiến người đối diện phải trầm trồ gật đầu vì bị thuyết phục, đồng thời có năng khiếu dẫn dắt từ đầu đến cuối.
Khả năng tổ chức và lập kế hoạch
Đã ở vị trí manager (quản lý), chúng ta thường phải quản lý nhiều dụ án, đầu việc và nhiều nhân sự cùng một lúc. Nếu không có kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch, công việc sẽ bị rối và không được sắp xếp ưu tiên một cách hợp lý. Quản lý thời gian là kỹ năng cơ bản cần có của một HR Manager.
Tố chất truyền cảm hứng cho mọi người
Để tạo dựng được môi trường làm việc hăng say, người đứng đầu phải biết làm gương và truyền cảm hứng, đam mê cho nhân viên. Giao tiếp như thế nào để thu phục lòng người, tạo động lực cho nhân viên phát triển chính là tố chất cần có của người quản lý nhân lực.
Khả năng lập luận sắc bén, thuyết phục
Con người luôn có điểm mạnh, yếu khác nhau. HR Manager có trách nhiệm đánh giá, phân tích SWOT của từng nhân viên, đưa ra quyết định công tâm để nhân viên nể phục.
Production Manager là gì? Tố chất để trở thành một Production Manager
Những kỹ năng để trở thành một HR Manager chuyên nghiệp
Nằm lòng những tố chất để trở thành HR manager là gì, bây giờ hãy cùng tham khảo thêm về những kỹ năng chuyên nghiệp nhé.
- Khả năng lắng nghe, thấu hiểu: Vì HR manager là người quản lý nên phải biết làm thế nào để truyền đạt thông tin, học cách lắng nghe người nói, thấu hiểu mong muốn nhu cầu để phát triển nhân sự.
- Kỹ năng xây dựng mạng lưới kết nối, mối quan hệ trong – ngoài của một tổ chức: Người làm nhân sự phải thường xuyên xây dựng quan hệ với đối tác, với người trong công ty ở mọi ban ngành để tạo sự đoàn kết gắn bó. HR Manager cần tạo không khí vui vẻ, môi trường làm việc thoải mái cho nhân sự để họ có tinh thần cống hiến, làm việc cho công ty.
- Kiến thức cơ bản về nền tảng nhân sự: Rất ít người không có nền tảng cơ bản mà có thể lên được vị trí cao cấp. HR Manager cũng vậy, cần phải có kiến thức cơ bản của ngành nhân sự thì mới làm việc hiệu quả và đạt năng suất được.
C&B là gì? Vai trò và công việc của chuyên viên C&B
Mức lương của HR Manager
Một vị trí nhân sự cấp cao như tuyển dụng Human Resource Manager có mức thu nhập biết bao người mong ước. Thông thường, người làm ở vị trí này mỗi tháng kiếm được từ 20.000.000 VNĐ đến 50.000.000 VNĐ phụ thuộc vào kinh nghiệm, đơn vị và quy mô doanh nghiệp của bạn đang công tác. Đa số các tập đoàn nước ngoài chấp nhận trả mức lương rất hấp dẫn cho vị trí này cũng những chế độ đãi ngộ riêng cho cấp quản lý.
HR là làm gì? Security Manager là gì? Admin manager là gì Lương việc làm HR manager là gì? Thu nhập của HR manager là bao nhiêu?
Bộ câu hỏi phỏng vấn của HR Manager thường gặp
- Hãy mô tả lại quá trình bạn tìm kiếm các ứng viên tài năng. Làm thế nào để bạn tiếp cận các ứng viên đó?
- Thuật lại một quy trình thử việc cho nhân viên mới đúng các tiêu chuẩn cho doanh nghiệp. Quy trình này có mang lại trải nghiệm tuyển dụng tốt nhất không? Công ty sẽ được hưởng lợi gì khi có quy trình thử việc rõ ràng?
- Bạn đã từng thực hiện chiến dịch đào tạo nhân từ đầu tới cuối chưa? Cảm nhận của bạn sau chiến dịch này? Bạn ưng ở điểm nào, không ưng ở điểm nào, rút ra bài học
- Chính sách đầu tiên bạn muốn áp dụng hoặc thay đổi về mảng nhân sự tại công ty chúng tôi là gì? Ưu tiên của bạn dành cho yếu tố nào?
- Định nghĩa về văn hóa doanh nghiệp của bạn là gì? Bạn có thể làm gì để cải thiện và phát triển văn hóa doanh nghiệp cho chúng tôi
- Theo bạn, đâu là cách hiệu quả nhất để giải quyết giữa nhân viên và quản lý của các phòng ban?
- Với số năm kinh nghiệm của bạn hiện tại, đâu là phương án hợp lý nhất để gia tăng sự hài lòng của nhân viên?
Dịch Vụ Tuyển Dụng Nhân Sự Trọn Gói Của MPHR
Hy vọng bài viết này của MPHR đã giúp bạn đọc thu thập thêm thông tin về nghề HR Manager là gì. Với những ai đang dự định tiến lên vị trí nhân sự cấp cao này, chúng ta cần học hỏi, trau dồi thêm kinh nghiệm thực tế từ những người đi trước. Hơn thế nữa, đôi khi sai lầm sẽ mang lại cho chúng ta bài học không thể quên để không bao giờ phạm phải nữa. Vì vậy mà hãy cứ làm thật, học thật, rút kinh nghiệm thật để đạt được mục tiêu trong tương lai.
Nếu bạn đang có nhu cầu tuyển dụng HR Manager hoặc muốn hiểu sâu hơn về HR Manager là gì và bộ phận HR, bạn có thể để lại thông tin liên lạc trên website hoặc gọi điện trực tiếp vào hotline 024 5678 0166 của MPHR. Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham khảo thêm bài viết được cập nhật mới nhất đó là “Chính sách nhân sự là gì” được chúng tôi đăng tải trong chuyên mục Blog nhân sự. Cảm ơn các bạn đã đón đọc.
MPHR – Công ty Cung ứng nhân lực và Dịch vụ tuyển dụng nhân sự hàng đầu Việt Nam
– Trụ sở chính: Tầng 10, tòa nhà Sudico, Đường Mễ Trì, Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
– Chi nhánh T.p Hồ Chí Minh: 36-38A Trần Văn Dư, Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh
– Hotline: 024 5678 0166
– Email: admin@mphr.com.vn