Bạn đã biết Senior là gì chưa? Senior là khái niệm được sử dụng phổ biến để chỉ nhóm nhân sự hoặc cá nhân đã có thời gian làm việc và kinh nghiệm nhất định trong lĩnh vực chuyên môn nào đó. Để đạt trình độ Senior, họ thường sẽ phải trải qua những giai đoạn đầu của nghề, bắt đầu từ Intern, Fresher hoặc Junior,…
Senior là chức vụ gì cũng chính là câu hỏi mà bạn sẽ gặp khá nhiều trong quá trình làm việc của mình, đặc biệt là ở những ngành nghề như marketing, IT,… Senior cũng là một trong những vị trí quan trọng của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Bài viết này, MPHR sẽ giúp bạn tìm hiểu định nghĩa Senior là gì? Mất bao lâu để đảm nhận vị trí Senior? Những kỹ năng cần có của Senior…
Thư mục
Senior là gì?
Senior là khái niệm được sử dụng để chỉ những nhân sự, cá nhân đã có thời gian đảm nhận vị trí chuyên môn trong thời gian khá dài. Bên cạnh đó, Senior cần có kinh nghiệm làm việc dày dặn, có khả năng xử lí vấn đề một cách hiệu quả. Vị trí Senior thường sẽ phải trải qua các giai đoạn từ Intern – Fresher – Junior. Vậy nên, những nhân viên với vị trí Senior đều là một người “từng trải”, họ có năng lực cố vấn phù hợp cho các nhân sự newbie.
Senior Manager là gì? Senior là chức vụ gì?
Fresher là gì? Có gì khác biệt giữa Intern, Junior, Senior và Fresher?
Senior làm công việc gì?
Vị trí công việc của Senior ngoài việc đảm nhiệm các công việc chuyên môn, họ cần phải có năng lực thực hiện thêm các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của cấp quản lý. Vậy cụ thể một số công việc của Senior là gì? Về cơ bản, công việc mà Senior thường được yêu cầu đó là:
- Tiếp cận khách hàng, phân tích, xác định nhu cầu của khách hàng. Nhiệm vụ này sẽ được xen kẽ và khéo léo đan cài vào cùng với vị trí công việc chuyên môn.
- Tìm hiểu để phát triển chuyên môn theo hướng chuyên sâu hơn, tối ưu hơn so với những cấp bậc trước đó.
- Tiếp nhận hướng dẫn cho các vị trí Junior, Fresher, Intern theo yêu cầu của cấp quản lý.
- Đề xuất các giải pháp, kế hoạch để tối ưu công việc chuyên môn, đẩy mạnh hoạt động công ty, doanh nghiệp phát triển hơn.
- Thực hiện nhiệm vụ công việc, báo cáo khác theo yêu cầu của công ty, thực hiện yêu cầu của quản lý trực tiếp.
Những kỹ năng cần có để trở thành Senior “trình cao”
Bất kì một vị trí nào cũng cần phải có những kỹ năng được ứng dụng vào thực tế. Vậy những kỹ năng đó là gì? Cùng tham khảo nhé.
Kỹ năng chuyên môn
Senior cần đạt được yêu cầu đầu tiên chính là phải trau dồi kỹ năng về chuyên môn, am hiểu về kiến thức từ nền tảng đến nâng cao. Một Senior có chuyên môn vững vàng sẽ luôn biết cách chủ động tạo ra cơ hội cho bản thân, trau dồi thêm các kỹ năng thì mới có thể phát triển hơn trong sự nghiệp.
Ví dụ: Nếu bạn đang là một Senior Developer thì bên cạnh việc nắm chắc các kiến thức nền tảng về ngôn ngữ lập trình, cấu trúc dữ liệu,… thì còn phải tìm kiếm thêm các kĩ năng liên quan đến công việc. Việc này giúp bạn nâng cao được trình độ và tạo ra những đột phá trong công việc của mình.
Kĩ năng cần có của Senior là gì?
Kỹ năng lãnh đạo
Rèn luyện kĩ năng lãnh đạo để hỗ trợ và định hướng cho các thành viên khác trong team là điều cần thiết để phát triển cá nhân cũng như đội nhóm. Khi có kĩ năng lãnh đạo vững chắc sẽ vô cùng thuận lợi cho con đường thăng tiến của bạn. Đặc biệt, một người Senior có khả năng lãnh đạo tốt cũng sẽ nhận được sự tin tưởng, có tiếng nói hơn trong bộ phận, team mà mình đang làm việc, quản lý.
Kỹ năng làm việc nhóm
Không chỉ cần có năng lực làm việc độc lập, Senior sẽ cần tương tác qua lại rất nhiều với các phòng ban, thậm chí là đối tác. Lúc này, kĩ năng làm việc nhóm của Senior sẽ có tác động lớn đối với sự phát triển của một team. Bản thân mỗi Senior cũng cần phải biết cân bằng trong quá trình làm việc, sẵn sàng giúp đỡ các thành viên khác nếu công việc của họ gặp khó khăn.
Kỹ năng đàm phán, giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp chính là kỹ năng mà một senior cần phải có. Không chỉ là giao tiếp thông thường mà kĩ năng sale và đàm phán chính là kĩ năng giao tiếp nâng cao cần thiết cho công việc. Là một senior, ngoài việc truyền đạt thật tốt một nội dung nhất định, bạn phải thật sự làm chủ cuộc hội thoại. Để làm được điều này, bạn cần trang bị cả khả năng nhận biết, tư duy cảm xúc,… để kiểm soát cuộc đàm phán của mình.
Đàm phán và giao tiếp tạo ra cho bạn cơ hội va chạm với thực tế nhiều hơn. Giao tiếp thực tế cũng giúp cho việc giải quyết các phát sinh khủng hoảng, các rủi ro tồn đọng sẽ được Senior nắm bắt và giải quyết hiệu quả hơn.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Trong quá trình hợp tác và thực hiện các nhiệm vụ công việc sẽ khó tránh khỏi phát sinh các tình huống cần giải quyết. Công việc của Senior ngoài giải quyết các nhiệm vụ chuyên môn, thì sẽ là người giải quyết những vấn đề phát sinh khác.Do đó, Senior cũng cần phải có thêm kỹ năng giải quyết vấn đề linh hoạt để hạn chế các rủi ro, hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
Sự khác nhau giữa vị trí Senior và Junior
Vị trí Senior là gì? Senior và Junior có điểm gì khác biệt? Đó là những câu hỏi được nhiều người quan tâm tìm kiếm. Về cơ bản, Senior là nhóm người có trình độ cao và kinh nghiệm nhiều, thu nhập của họ cũng có khác biệt so với vị trí Junior.
Thực tế cho thấy, số năm kinh nghiệm không phải là yếu tố quan trọng nhất để phân nhóm Fresher, Junior và Senior. Có những nhân sự đã có 4 đến 5 năm kinh nghiệm nhưng chỉ làm mãi một công việc đã cũ, không phát triển thêm bất kì kỹ năng nào thì cũng khó để phân họ vào nhóm Senior. Do đó, thời gian để từ một Fresher hay Junior tiến lên Senior là tùy thuộc ở mỗi cá nhân, dựa vào chính những kỹ năng làm việc, khả năng phát triển và sự cố gắng của cá nhân mỗi người.
Junior là gì? Kỹ năng cần có để Junior phát triển?
Một số khái niệm Senior thường gặp
Khi tìm hiểu về Senior, các bạn chắc chắn sẽ phải bắt gặp những khái niệm cơ bản sau”
Senior Manager là gì?
Senior Manager là vị trí quản lý cấp cao. Vị trí này đòi hỏi năng lực, sự cầu tiến và nỗ lực không ngừng để đào tạo và quản lý một đội nhóm nhất định.
Điểm khác biệt giữa Senior Manager so với Manager thông thường đó là vị trí này đảm nhận nhiệm vụ cao cấp trong doanh nghiệp. Ở vị trí này, Senior sẽ có được một mức thu nhập tốt, có nhiều đãi ngộ hơn nhưng cũng phải đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe hơn.
Senior Developer là gì?
Senior Developer là vị trí của những lập trình viên cấp cao. Họ là những nhân sự có thể làm tốt ở mọi giai đoạn của quá trình phát triển phần mềm. Senior Developer có khả năng lên ý tưởng, design, phát triển, bảo trì phần mềm, liên lạc, trao đổi với khách hàng và lắng nghe các vấn đề của họ…
Trình độ Senior đòi hỏi các lập trình viên phải có khả năng quản lý project/module mà mình phụ trách. Senior Developer có thể làm việc độc lập và cũng có thể hướng dẫn, hỗ trợ lên kế hoạch, đặt ra mục tiêu cho đội nhóm của mình.
Tìm kiếm việc làm Senior ở đâu?
Nhu cầu tìm kiếm nhân sự Senior ở nhiều doanh nghiệp khá cao, tuy nhiên, nhiều ứng viên vẫn chưa biết đến các kênh tìm việc phù hợp. Nếu bạn đang là một Senior và muốn tìm kiếm công việc phù hợp với kinh nghiệm cũng như nhu cầu thu nhập của bản thân, hãy tham khảo một trong những cách thức sau đây:
Hướng dẫn cách tìm kiếm công việc Senior
- Cách 1: Tìm hiểu và liên hệ trực tiếp với trang tuyển dụng của doanh nghiệp. Cách thức ứng tuyển này phù hợp với những bạn đã theo dõi, tìm hiểu và muốn vào một công ty, doanh nghiệp cụ thể nào đó.
- Cách 2: Dùng từ khóa tìm kiếm: “Vị trí công việc + Senior” trên trang tìm kiếm việc làm lớn như TopCV.vn. Ví dụ bạn muốn tìm kiếm vị trí senior ngành Marketing hãy tìm kiếm: Marketing Senior, Developer Senior,… Kết quả tìm kiếm sẽ giúp bạn tìm thấy những vị trí đang cần tuyển dụng có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn và thuộc cấp bậc Senior để bạn lựa chọn.
- Cách 3: Theo dõi các nhóm, group tuyển dụng Senior trên các mạng xã hội như Facebook, Linkedin,…
Internship là gì? Những vị trí Intern dễ ứng tuyển
Trên đây là những kỹ năng giúp bạn trả lời câu hỏi senior là gì cũng như yêu cầu với một Senior để nâng cao trình độ chuyên môn – level của mình một cách hiệu quả. Có thể thấy senior là vị trí đòi hỏi nhiều kỹ năng khác nhau tương ứng với từng ngành nghề nhất định. Để có được những kỹ năng tốt nhất phục vụ cho công việc và nâng cao mức thu nhập của bản thân, bạn nên chủ động “nâng cấp” bản thân với những trải nghiệm mới mẻ hơn.
Ngoài ra, hãy chú ý phân biệt “Fresher, Junior, Senior là gì?”, xác định năng lực của bản thân đang ở cấp độ nào? Hy vọng bài viết mà MPHR sẽ giúp ích nhiều hơn cho bạn để bạn có cái nhìn rõ hơn về khái niệm Senior; các kỹ năng cần thiết của một Senior. Chúc các bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho mục tiêu nghề nghiệp của chính mình.