Kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự là một trong những yếu tố quan trọng của người HR để tìm kiếm ứng viên phù hợp cho doanh nghiệp. Đặc biệt, quá trình tìm kiếm và tuyển dụng nhân sự chất lượng trong thời đại thị trường lao động đầy biến động hiện nay vẫn luôn là một bài toán nan giải với doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi người quản trị nhân lực ngoài kiến thức chuyên môn thì cần tích lũy thêm cho mình những kinh nghiệm quý giá trong hoạt động nghề nghiệp.
Nếu bạn biết cách ứng dụng linh hoạt kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự bạn sẽ vừa đạt được mục đích đặt ra lại vừa tiết kiệm chi phí và thời gian. Bài viết dưới đây MPHr.com.vn sẽ gợi ý cho bạn 6 kinh nghiệm tuyển dụng quý báu được nhiều HR sử dụng nhất.
Thư mục
1. Xây dựng thông tin tuyển dụng nhân sự chi tiết
Việc xây dựng thông tin tuyển dụng chi tiết vô cùng quan trọng bởi ứng viên sẽ bỏ qua những thông tin tuyển dụng chung chung. Do đó, việc đầu tiên của nhà tuyển dụng đó chính là lập kế hoạch tuyển dụng và cập nhật thông tin chi tiết, hấp dẫn.
Bài học kinh nghiệm về tuyển dụng nhân sự giúp HR hoạch định kế hoạch và đảm bảo tuyển đúng người – đúng việc
Cầu nối nhân sự – người lao động của MPHR chia sẻ đến bạn kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự sẽ gồm những tiêu chí như: Thông tin nhà tuyển dụng, yếu tố khẳng định độ tin cậy của nhà tuyển dụng, bản mô tả chi tiết công việc, lương thưởng và các chế độ phúc lợi khác…. Những tiêu chí này giúp ứng viên tự đánh giá mức độ phù hợp của bản thân với vị trí tuyển dụng.
Xây dựng thông tin tuyển dụng đầy đủ cũng là cách để hạn chế những hành vi tuyển dụng nhân sự cẩu thả, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Đây cũng là những kiến thức cơ bản về tuyển dụng mà HR cần đảm bảo.
Tuyển dụng nhân sự là gì? Vai trò và quy trình tuyển dụng
2. Sử dụng các phương tiện quảng bá thông tin tuyển dụng rộng rãi
Kỹ năng tuyển dụng nhân sự cho thấy: Việc tận dụng các phương tiện quảng bá thông tin phổ biến là rất quan trọng để tìm kiếm ứng viên và truyền thông về doanh nghiệp. Đặc biệt, tìm kiếm ứng viên thông qua các nền tảng mạng xã hội được rất nhiều nhà tuyển dụng sử dụng.
Tận dụng tốt các kênh truyền thông khác nhau sẽ giúp cho quá trình tìm kiếm ứng viên và chiêu mộ nhân tài trở nên nhanh chóng hơn. Ngoài việc đăng tin tuyển dụng thông thường, doanh nghiệp có thể nhờ đến bên thứ 3 để quá trình tuyển dụng đạt hiệu quả cao hơn.
3. Sàng lọc hồ sơ ứng viên hiệu quả
Sau khi tìm kiếm ứng viên, nhà tuyển dụng cần sàng lọc hồ sơ để chọn lọc như những ứng viên phù hợp nhất với tiêu chí tuyển dụng. Lúc này sẽ có hai vấn đề được đặt ra đó là: Có quá nhiều CV ứng viên gửi về hoặc quá ít ứng viên.
Phương án tuyển dụng nhân sự sàng lọc CV giúp nhà quản trị nhân sự tìm được ứng viên phù hợp nhất với vị trí tuyển dụng
Trường hợp có quá CV của ứng viên gửi về: Đây là một tín hiệu đáng mừng của HR. Thế nhưng, trong trường hợp này, nhà tuyển dụng cần biết sàng lọc và dựa theo kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự để lựa chọn hồ sơ phù hợp nhất. Quá trình sàng lọc hồ sơ ứng viên cần đảm bảo tuân thủ những điều sau:
- Tập trung vào những ứng viên phù hợp và dành thời gian để đánh giá ứng viên có nhiều khả năng phù hợp nhất.
- Không đánh giá ứng viên theo những “bề nổi” được trình bày trong CV mà cần chú ý đến những tiêu chí tuyển dụng và thành tích thực tế mà ứng viên đã đạt được.
- Không so sánh các ứng viên với nhau bởi mỗi ứng viên sẽ có những điểm mạnh của riêng mình và ở những môi trường làm việc khác nhau họ sẽ phát huy năng lực khác nhau.
Trường hợp có quá ít CV cho vị trí tuyển dụng: Nhà tuyển dụng cần tìm hiểu lại thị trường nhân lực hiện tại và chủ động hơn trong việc tìm kiếm ứng viên. Nhà tuyển dụng cũng có thể chủ động liên hệ giới thiệu vị trí công việc đến ứng viên thông qua việc tìm kiếm trên các chuyên trang tuyển dụng.
11 cách tuyển dụng nhân sự hiệu quả và khoa học nhất
4. Chú trọng đến cuộc phỏng vấn
Kinh nghiệm tuyển dụng cũng cho biết: Để tìm kiếm được nhiều ứng viên phù hợp, bạn cần đặc biệt chú ý đến cuộc phỏng vấn. Nếu ngay trong buổi phỏng vấn bạn không khéo léo đặt câu hỏi để đánh giá ứng viên thì ứng viên tiềm năng cũng sẽ tuột khỏi tay.
Trong buổi phỏng vấn, cách đặt câu hỏi với ứng viên là vô cùng quan trọng. Việc đặt câu hỏi quá khó hoặc quá đơn giản đều ảnh hưởng đến chất lượng nhân sự về sau. Không chỉ vậy, ứng viên có thể sẽ có ấn tượng xấu không chỉ với HR mà còn cả với doanh nghiệp tuyển dụng.
Bạn có thể đưa ra một bài test nhỏ để thu thập câu trả lời của ứng viên. Tiếp đó, bạn có thể kiểm tra kỹ lưỡng sơ yếu lý lịch và check tham chiếu ứng viên để xác thực thông tin. Từ đây, những đánh giá mà bạn đưa ra sẽ có độ chính xác cao hơn.
5. Tập sự thử việc
Khi đã vượt qua vòng phỏng vấn và đồng ý với các mà nhà tuyển dụng đưa ra, ứng viên vẫn cần có một khoảng thời gian thử thách hay còn gọi là giai đoạn Probation (tập sự thử việc). Khoảng thời gian này ứng viên sẽ được trực tiếp trải nghiệm công việc.
Trải qua thời gian tập sự thử việc giúp cho nhân viên mới hòa nhập với môi trường và làm quen với vị trí công việc mới
Kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cũng đã cho thấy tác dụng tốt của việc tập sự thử việc. Trong thời gian này, ứng viên sẽ có cơ hội thể hiện năng lực và sự phù hợp của bản thân với vị trí tuyển dụng. Ngược lại, phía nhà tuyển dụng cũng có những đánh giá sau khi tuyển dụng và đưa ra quyết định cuối cùng.
10 chiến lược tuyển dụng nhân sự tối ưu
6. Quyết định tuyển dụng nhân sự
Những điều cần biết khi làm tuyển dụng cần đặc biệt chú ý đó là giai đoạn đưa ra quyết định tuyển dụng. Dù có nhiều ứng viên đã vượt qua được vòng phỏng vấn nhưng khi vào thực tế thử việc thì họ lại chưa đáp ứng được những yêu cầu công việc thực tế tại doanh nghiệp. Vì thế, sau khi kết thúc thời gian thử việc, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra quyết định tuyển dụng chính thức.
Kinh nghiệm tuyển dụng công nhân, nhân sự, lao động phổ thông gồm 9 bước cơ bản
Nhân sự được tuyển dụng chính thức cần được phổ biến rõ tất cả các quy định, nội quy chung và cách thức làm việc tại doanh nghiệp. Cuối cùng, nhân sự sẽ được kí hợp đồng lao động chính thức giải đáp tất cả những thắc mắc liên quan đến quyền lợi và nhiệm vụ công việc mà nhân sự cần được thể hiện.
Tuyển dụng và đào tạo nhân sự như thế nào đảm bảo chất lượng
Bài viết đề cập đến kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự và phần nào giúp các bạn đưa ra quyết định: “Có nên làm nhân viên tuyển dụng?”. Để tích lũy được vốn kinh nghiệm hoạt động nghề nghiệp cần thiết, bản thân mỗi người HR cần chủ động học hỏi mỗi ngày. Vận dụng linh hoạt những kinh nghiệm được chia sẻ trên đây theo đúng tiêu chí của doanh nghiệp sẽ giúp cho quá trình tìm kiếm ứng viên đạt được hiệu quả cao hơn. Có thể thấy, quy trình tuyển dụng nhân sự không quá phức tạp. Vậy nhưng, bản thân mỗi nhà tuyển dụng cần chuẩn bị cho mình những kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự phù hợp để thành công hơn trong lĩnh vực này. Mong rằng, các HR sẽ hoàn thành mục tiêu tuyển dụng và mang về cho doanh nghiệp nfhững nhân sự tài năng.