Kết Nối Với Chúng Tôi No Alt No Alt No Alt No Alt

Onboarding là gì? Quy trình Onboarding chuẩn tại doanh nghiệp

Bạn có biết, Onboarding là gì? Với những đội ngũ nhân viên mới, doanh nghiệp cần làm gì để giúp họ hòa nhập nhanh hơn với môi trường mới, nắm bắt được văn hóa doanh nghiệp và công việc hiệu quả nhất? Đó chính là làm onboarding. Nghe qua thì thấy ngữ này rất lạ, chắc nhiều người thắc mắc không biết onboarding là gì phải không nào?

Rất nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn chú trọng tập trung onboarding cho nhân viên. Ngay cả khi nhân viên của họ chưa hiểu rõ onboarding nghĩa là gì, nhưng chắc chắn họ sẽ cảm thấy tự tin để bắt đầu công việc hơn sau khi tham gia một quy trình onboarding bài bản. Thế nhưng làm thế nào để onboarding hiệu quả? Chúng ta cần chú ý điều gì khi onboarding? Bài  viết dưới đây của MPHR sẽ giúp bạn hiểu thêm về onboarding. Mời các bạn cùng tham khảo!

Onboarding là gì?

Onboarding có thể hiểu đơn giản là những hoạt động đào tạo giúp nhân viên mới hòa nhập với môi trường. Đây chính xác là quá trình giúp đỡ những người mới vào công ty được tiếp xúc, làm quen với văn hóa doanh nghiệp, với công việc của mình để tự tin làm việc năng suất hơn. 

Onboarding là gì?

Onboard là gì? Onboarding nghĩa là gì? Onboard trong nhân sự là gì?

Sau khi trải qua onboarding, nhân viên sẽ có thêm kiến thức, kỹ năng, cách giao tiếp quy chuẩn trong công ty của họ. Như vậy, họ sẽ hòa nhập nhanh hơn, mà càng hòa nhập nhanh. thì hiệu quả công việc càng nâng cao, cả nhân viên và doanh nghiệp đều cùng có lợi. 

Chính sách nhân sự là gì

Lợi ích của Onboarding là gì?

Vậy là chúng ta đã hiểu về khái niệm onboarding. Dưới đây là những lợi ích mà onboarding mang lại cho nhân viên và doanh nghiệp.  

  • Thu hẹp khoảng cách về trình độ giữa nhân viên cũ và nhân viên mới, tạo ra quy trình làm việc đồng nhất. Thật vậy, khi được đào tạo đầy đủ, nhân viên mới sẽ không còn cảm thấy lạc lõng giữa các đầu việc, và dễ dàng để hòa mình vào nhịp công việc hơn. 
  • Tiết kiệm chi phí đào tạo, thời gian đào tạo cho doanh nghiệp
  • Ổn định tâm lý, xoa dịu những sự ngỡ ngàng, ngại ngùng cho nhân viên mới
  • Tạo ra cầu nối giữa tuyển dụng và đào tạo. Khi thực hiện tốt quy trình onboarding, việc tuyển dụng sẽ dễ dàng và không đứt quãng. Đây được xem như mắt xích quan trọng trong việc giữ chân người tài, hạn chế tối đa tỷ lệ bỏ việc trong giai đoạn đầu làm việc. 
  • Giúp nhân xây dựng lộ trình phát triển rõ ràng, để họ nắm được cơ hội khi gắn bó với doanh nghiệp. Onboarding tạo cơ hội cho người quản lý hiểu hơn về nhân viên của mình, giúp cho hai bên làm việc ăn ý với nhau hơn. 
  • Lợi ích nổi bật để xây dựng văn hóa tương tác và mối quan hệ giữa đồng nghiệp và đồng nghiệp, giữa sếp và đồng nghiệp, như vậy mới làm việc hiệu quả thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh được. 

Những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng

Quy trình Onboarding chuẩn tại doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp, quy trình chuẩn của Onboarding là gì? Tùy vào quy mô doanh nghiệp, quy mô tuyển dụng và cách vận hành mà mỗi doanh nghiệp sẽ xây riêng cho mình một quy trình onboarding khác nhau. Ngoài ra, onboarding còn phụ thuộc vào yếu tố tấm lòng của nhân viên cũ giúp đỡ nhân viên mới, vậy nên không có một quy trình chuẩn nào cho doanh nghiệp. Thế nhưng, nhìn chung, onboarding sẽ gồm những bước cơ bản như sau.

Quy trình Onboarding chuẩn tại doanh nghiệp

Offboarding là gì? Onboarding app là gì? Onboarding process? Quy trình Onboarding chuẩn tại doanh nghiệp

Pre-Onboarding

Trước khi chào đón nhân viên mới, nhân viên cũ sẽ chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị làm việc, các cơ sở vật chất đầy đủ để tạo không khí thân thiện và thoải mái cho nhân viên mới. Một số việc cần làm gồm có:

  • Chuẩn bị, sắm sửa sổ tay công ty, bút ghi chép
  • Chuẩn bị đồng phục công ty theo số đo của nhân viên
  • Sắp xếp các hồ sơ chứa thông tin về công việc, văn hóa doanh nghiệp và môi trường làm việc cho nhân viên mới
  • Kiểm tra chỗ ngồi, đồ dùng, trang thiết bị cần thiết cho nhân viên mới. 

Những công việc trên chắc chắn sẽ tạo ấn tượng cực kỳ tốt cho nhân viên mới, khiến họ cảm thấy quý mến đồng nghiệp và công ty hơn.

Ngày đầu tiên đi làm

Ngày đầu tiên đi làm là khoảng thời gian quan trọng nhất để chúng ta gây ấn tượng tích cực với nhân viên mới. Trong ngày này, đôi khi công việc không cần phải quá chú trọng và khắt khe. 

Nếu như doanh nghiệp của bạn có nhiều phòng ban, bạn có thể dẫn nhân viên mới dạo quanh 1 vòng qua các phòng ban, giới thiệu bộ phận cấu thành doanh nghiệp. Kết thúc chuyến đi quanh công ty này chính là vị trí mà nhân viên mới sẽ ngồi, đồng thời tiến hành chào hỏi, làm quen các cộng sự trong phòng mình.

Onboarding là gì? Quy trình Onboarding chuẩn tại doanh nghiệp

Quy trình Onboarding là gì? Làm thế nào để gây ấn tượng với nhân viên mới?

Sau đó, bạn có thể giới thiệu về các quy định chung của công ty, cách tính lương thưởng, phụ cấp, kpi, hoặc chuyển phần này cho bộ phận nhân sự chịu trách nhiệm. Trong quá trình ký hợp đồng và hoàn thiện hồ sơ nhân viên, hãy theo sát nhân viên mới để giúp đỡ họ khi cần thiết, tránh tạo cảm giác hoang mang bị bỏ rơi ở ngày đầu tiên. 

Nếu như nhân viên đã được bàn giao mọi đồ đạc, tài khoản để làm việc, hãy giúp nhân viên mới làm quen với chung. Bạn có thể không cần chỉ tay dạy bảo, thế nhưng nên thỉnh thoảng hỏi han để xem nhân viên mới có cần đến sự giúp đỡ của mình không, có mong muốn hay nguyện vọng gì không. 

Không khi vui vẻ sẽ tạo ấn tượng cực kỳ tốt trong lòng nhân viên mới. Ngay khi kết thúc buổi làm việc, người quản lý có thể khao một bữa tiệc nho nhỏ để giúp nhân viên trong phòng làm quen với nhau dễ dàng hơn. Nếu được, hãy chụp một tấm ảnh để đăng lên tài khoản của mình hoặc các kênh nội bộ của công ty để giới thiệu nhân viên mới. Đôi khi, lương của công ty không quá cao so với thị trường, nhưng không khí làm việc và tình cảm giữa quản lý với nhân viên sẽ giữ chân nhân viên mới lẫn cũ lâu hơn. 

Thời gian sau khi nhân viên đã làm việc

Một số công ty thường bỏ rơi nhân viên sau khi họ đã làm việc. Thế nhưng, những buổi training kết hợp với trao đổi ý tưởng lại rất quan trọng trong thời điểm này. Nhân viên mới đã được trang bị một số kiến thức nhất định, chắc hẳn sẽ có cho mình những ý tưởng làm việc mới để hoàn thiện công việc được giao, đồng thời gia tăng năng suất hiệu quả hơn, góp phần thúc đẩy kinh doanh phát triển mạnh mẽ. 

Việc đào tạo thường xuyên, hỏi han nhân viên liên tục giúp nhân viên có trách nhiệm và thêm yêu công việc mình hơn. Bạn thử nghĩ xem, nếu rơi vào môi trường mới, bạn có những người bạn đồng hành luôn quan tâm, giúp đỡ thì chắc chắn bạn sẽ muốn làm việc một cách tốt nhất có thể để không phụ lòng họ. 

Một số điều cần lưu ý về quy trình Onboarding là gì?

Onboarding rất dễ mà cũng rất khó nếu nhưng doanh nghiệp không nắm được những lưu ý dưới đây:

  • Thời gian kéo dài của onboarding
  • Những thông tin về doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp
  • Vai trò của bộ phận nhân sự khi onboarding
  • Mục tiêu đặt cho nhân viên mới
  • Muốn tạo ấn tượng như thế nào cho nhân viên mới

Các vấn đề trong tuyển dụng nhân sự

Bí quyết giúp onboarding hiệu quả?

Hiểu được Onboarding là gì, chúng ta sẽ đều biết Onboarding là cả một quá trình, không phải ngày một ngày hai. Không chỉ dừng lại ở việc giới thiệu nhân viên cũ, nhân viên mới hay những đầu công việc phải làm, các chuyên gia về nhân sự của MPHR sẽ gợi ý một số cách để giúp onboarding hiệu quả hơn. 

Đón nhân viên mới bằng nhiều hình thức

Đôi khi, nghĩ khác đi, làm khác những điều bình thường sẽ giúp nhân viên mới ấn tượng. Thay vì chỉ đưa nhân viên mới đến giới thiệu trước mặt mọi người, hãy chào đón họ bằng những phương thức đa dạng hơn. 

Nếu như cứ ai giới thiệu xong rồi về chỗ người đó quá nhàm chán, có thể chuẩn bị chút đồ ăn, đồ uống hoặc những món quà để mọi người tương tác với nhau dễ dàng hơn. Sau đó, buổi trưa hãy mời tất cả mọi người đi ăn cùng nhau để tăng thêm sự đoàn kết cho doanh nghiệp. 

Bí quyết giúp onboarding hiệu quả?

Customer onboarding là gì? Onboarding khách hàng là gì? Ngày On Board là gì? Bí quyết giúp onboarding hiệu quả?

Đào tạo bài bản

Đào tạo bài bản khi onboarding sẽ giúp nhân viên hòa nhập với môi trường nhanh hơn. Họ có thể nắm rõ những văn hóa doanh nghiệp để giúp công việc đạt năng suất cao nhiêu. Từ đó, doanh nghiệp cũng tiết kiệm thêm về chi phí đào tạo, đồng thời ngăn ngừa tỷ lệ nghỉ việc. 

Những kênh truyền thông nội bộ như bảng tin, email nên có thông báo về sự xuất hiện của nhân viên mới, ghi đầy các thông tin cá nhân, hình ảnh chức vụ để nhân viên cũ đi làm hay vắng mặt đều nắm được.

Xây dựng kế hoạch phát triển trong tương lai

Mỗi nhân viên mới khi gắn bó với doanh nghiệp đều có nhu cầu muốn biết tương lai của mình sẽ đi về đâu. Trước khi onboarding, doanh nghiệp nên nắm bắt nhu cầu nghiệp của họ, để đưa kế hoạch đào tạo chính xác nhất, bởi không phải ai cũng có thế mạnh giống nhau. Nếu như biết cách phát huy điểm mạnh của từng nhân viên, cho họ thứ họ cần thì năng suất công việc sẽ được đẩy cao đáng kể.

>> Bên cạnh thông tin về Onboarding, các thông tin về lương, thưởng cũng rất được người lao động quan tâm, các bạn cũng có thể tham khảo bài viết Lương khoán là gì mới được cập nhật nhé.

Qua bài viết này, hy vọng các bạn đã có thêm thông tin về onboarding là gì, cũng như những lợi ích và quy trình onboarding cơ bản. Nếu như các bạn muốn tìm hiểu thêm về kiến thức doanh nghiệp và mảng nhân sự, hãy tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của MPHR. 

Có thể nói, onboarding là gì không quá quan trọng, quan trọng là thực hiện onboarding như nào để nhân viên mới, nhân viên cũ, người quản lý cảm thấy hài lòng và gắn bó với nhau hơn. Nhân sự chính là yếu tố cốt lõi để phát triển một doanh nghiệp. Vì vậy mà chúng ta cần đầu tư cho nhân sự, cũng chính là đầu tư cho tương lai của công ty. 

Tags: Onboarding là gì

Đánh giá 5*, Like, Chia sẻ và Bình luận để động viên chúng tôi !
Đánh giá bài viết:
TƯ VẤN MIỄN PHÍ HOTLINE: 024 5678 0166
02456780166